Category Archives: Ngành Nông Sản

Thông tin các bài viết bổ ích của các chuyên gia hàng đầu về mặt hàng cà phê, Trà và Nông sản trên khắp cả nước cũng như trên toàn thế giới.

Vị trí của ngành cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê

Vài nét về mặt hàng cà phê và những lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu cà phê:

Nguồn gốc cây cà phê ở Việt Nam

Cách đây khoảng 1000 năm, một người du mục Ethiopia đã ngẫu nhiên phát hiện hương vị tuyệt vời của một loại cây lạ làm cho con người thấy sảng khoái và tỉnh táo lạ thường. Từ đó trái cây này trở thành đồ uống của mọi người và lấy tên làng Cafe nơi phát hiện ra cây này làm tên đặt cho cây.

Từ thế kỷ VI cà phê trở thành đồ uống của mọi người dân Ethiopia và nhanh chóng lan ra Trung Cận Đông.

Đến đầu thế kỉ XVI cà phê bắt đầu xuất hiện ở châu Âu và lan dần sang Châu á, châu Đại Dương. Năm 1857 cây cà phê được các nhà truyền đạo công giáo đưa vào trồng ở Việt Nam, trước hết được trồng ở một số nhà thờ ở Hà Nam, Quảng Bình… Sau đó được trồng ở đồn điền vùng Trung Du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Từ đó diện tích cà phê ngày càng được mở rộng.

Từ năm 1994- nay cây cà phê Việt Nam, đặc biệt là cà phê vối phát triển rất nhanh và đạt kết quả trên nhiều mặt. Hiện nay cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 ở nước ta. Có thể nói trong ngành nông nghiệp hiện nay, cà phê chỉ đứng sau lúa gạo và có chỗ đứng vững chắc trở thành ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Chủng loại cà phê ở Việt Nam

Như chúng ta đã biết trên thế giới có hơn 70 loại cà phê khác nhau nhưng người ta chủ yếu gieo trồng 2 nhóm cà phê chính là cà phê vối (Robusta), cà phê chè (Arabica) nhờ vào ưu điểm về năng suất và chất lượng ngoài ra còn dựa vào đặc điểm thích nghi của từng loại cây.

Cà phê vối thích hợp với khí hậu khô ráo, nắng ấm, nhiệt độ thích hợp nhất là 24-26 0 C, độ cao khoảng 600-2000m, mật độ từ 1200 -1500 cây/ha. Cà phê Robusta có hình quả trứng hoặc hình tròn, quả chín có màu thẫm, vỏ cứng và thường chín từ tháng 2. Đặc biệt cây cà phê này không ra hoa kết quả tại các mắt của cành. Nhân hơi tròn, to ngang, vỏ lụa màu ánh nâu bạc. Loại cà phê này được trồng nhiều nhất ở Châu Phi và Châu á trong đó Việt Nam và Indonesia là hai nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới.

Cà phê Arabica ưa khí hậu mát mẻ có khả năng chịu rét, thường được trồng ở độ cao trên dưới 200m. Arabica có nhiều tàn lá, hình trứng hoặc hình lưỡi mác. Quả của loại cà phê chè có hình quả trứng hoặc hình tròn, có màu đỏ tươi, một số giống khi chín có màu vàng. Loai cà phê này chủ yếu trồng ở Brazil và Colombia với mùi thơm được nhiều nước ưa chuộng.

ở Việt Nam cà phê vối được trồng tuyệt đại đa số ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là hai vùng chủ lực sản xuất cà phê của cả nước với năng suất khá cao (trên 1,6 tấn nhân /ha) chất lượng tốt, với diện tích 443.000 ha, chiếm 86% diện tích cả nước. Cà phê chè lại thích hợp với các vùng núi trung du phía bắc, tập trung ở Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Diện tích cà phê chè cả nước năm 2003 là 30.000 ha. Cà phê chè có chất lượng hơn nhưng hay bị sâu bệnh và khả năng thích nghi kém hơn vì vậy năng suất cũng thấp hơn khoảng 0,9-1,2 tấn/ha.

Lợi thế so sánh trong sản xuất, xuất khẩu cà phê ở Việt Nam

Lợi thế so sánh trong sản xuất cà phê.

– Lợi thế về điều kiện tự nhiên.

Nước Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trải dài theo phương kinh tuyến từ 8o 30’ đến 23o 30’ vĩ độ bắc. Điều kiện khí hậu, địa lý và đất đai thích hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng, độc đáo.

Về khí hậu :

Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậu nắng lắm mưa nhiều. Lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê sinh trưởng. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica.

Về đất đai : Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân bổ khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích hàng triệu ha.

Như vậy cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là nước và đất thì cả hai yếu tố này đều có ở Việt Nam. Điều này tạo cho Việt Nam lợi thế mà các nước khác không có được.

– Lợi thế về nhân công:

Việt Nam với dân số 80 triệu người trong đó 49% là trong độ tuổi lao động. Đây là đội ngũ lao động khá dồi dào, cung cấp cho các mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất cà phê xuất khẩu là một quá trình bao gồm nhiều công đoạn, bắt đầu từ khâu nghiên cứu chọn giống, gieo trồng khâu chăm sóc, thu mua, chế biến, bảo quản, bao gói , xuất khẩu. Quá trình này đòi hỏi một đội ngũ lao động khá lớn. Đặc biệt ở Việt Nam thì việc ứng dụng máy móc vào việc, sản xuất chế biến cà phê chưa nhiều vì thế lợi thế về nhân công có thể giúp nước ta giảm rất nhiều chi phí cho sản xuất cà phê xuất khẩu từ đó có thể hạ giá thành giúp cho Việt Nam có thể cạnh tranh được về giá so với các nước trên thế giới.

Theo dự tính thì việc sản xuất cà phê xuất khẩu thu hút khá nhiều lao động: 1 ha cà phê thu hút từ 120.000- 200.000 lao động. Riêng ở nước ta hiện nay có khoảng 700.000 – 800.000 lao động sản xuất cà phê, đặc biệt vào thời điểm chăm sóc, thu hoạch con số này lên đến hơn 1 triệu người. Như vậy với nguồn lao động dồi dào như nước ta hiện nay có thể cung cấp một lượng lao động khá đông đảo cho ngành cà phê.

– Năng suất cà phê: Cà phê Việt Nam có năng suất khá cao: Nếu như năng suất cà phê bình quân trên thế giới là 0.55 tạ/ ha, Châu á là 0.77 tạ/ ha thì ở Việt Nam đạt tới 1.2- 1.3 tấn/ ha. Từ năm 2000- 2004, năng suất bình quân đạt 2 tấn/ ha, có năm đạt 2,4 tấn/ ha. Năng suất cao này chính là do Việt Nam có nhiều giống tốt, có các yếu tố thuận lợi về đất đai khí hậu, đặc biệt người Việt Nam có kinh nghiệm lâu năm trong việc gieo trồng cà phê.

– Người dân Việt Nam có đức tính chịu khó cần cù, có tinh thần học hỏi tiếp thu khoa học công nghệ để áp dụng vào trồng và chế biến cà phê xuất khẩu. Điều này cũng là lợi thế trong việc tạo ra một nguồn hàng cho cà phê xuất khẩu.

– Cà phê Việt Nam có hương vị tự nhiên ngon. Cà phê Việt Nam được trồng trên vùng cao nguyên, núi cao có khí hậu, đất đai phù hợp. Điều kiện này tao cho cà phê Việt Nam có hương vị riêng, đặc biệt mà các quốc gia khác không có được. Điều này là một lợi thế lớn của Việt Nam vì cà phê là thứ đồ uống dùng để thưởng thức, đôi khi còn thể hiện đẳng cấp của con người trong xã hội vì vậy hương vị cà phê luôn là một yếu tố lôi cuốn khách hàng, đặc biệt là khách hàng khó tính.

– Một trong những lợi thế thuộc về chủ quan là do đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã tạo môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất cây cà phê. Nghị uyết 09/2000/ NQ/ CP của chính phủ xác định quy hoạch và định hướng phát triển cây cà phê nước ta đến năm 2010. Vì thế từ năm 2003, sản xuất cà phê nhất thiết theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước cả về diện tích, giống, sản lượng, chất lượng khắc phục được tình trạng tự phát duy ý trí chạy theo phong trào. Vì thế đã khuyến khích các hộ nông dân yên tâm trồng cây cà phê. Ngoài ra, Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ về giá khi giá cà phê của thị trường thế giới xuống thấp.

Lợi thế so sánh trong xuất khẩu cà phê

– Chiến lược của nhà nước: trong những năm 2003- 2010 nhà nước đã xây dựng hoàn thiện các chiến lược mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong đó cà phê được xem xét là mặt hàng chủ lực số 1. Vị trí đó được xuất phát từ lợi thế đất đai, khí hậu, kinh nghiệm sản xuất của nông dân. Lợi thế này kết hợp với chế độ chính trị, xã hội ổn định, cơ chế chính sách thời kỳ đổi mới đã được khẳng định trong đường lối kinh tế do Đại Hội IX của Đảng đề ra đã và đang trở thành sức mạnh để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

– Nhu cầu thế giới ngày càng tiêu dùng cà phê nhiều hơn và tăng lên nhanh chóng. Cà phê là thứ đồ uống phổ biến trong mọi tầng lớp, hiện nay nhu cầu tiêu dùng cà phê vượt xa hai loại đồ uống truyền thống là chè và ca cao. Điều này đã thúc đẩy và khuyến khích các nước sản xuất cà phê xuất khẩu.

– Về chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu: chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với các nước trồng cà phê xuất khẩu khác. Chi phí bình quân của Việt Nam là 650- 700 USD/ tấn cà phê nhân. Nếu tính cả chi phí chế biến thì giá thành cho một tấn cà phê xuất khẩu là 750- 800 USD. Trong khi đó chi phí sản xuất của ấn Độ là 1,412 triệu USD/ tấn cà phê chè, 926,9 USD/ tấn đối với cà phê vối. Chi phí sản xuất rẻ là điều kiện thuận lợi để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới.

– Việt Nam đã ra nhập ICO, sẽ tham gia tổ chức hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) và các tổ chức quốc tế khác có liên quan. Việt Nam đã tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Điều này có thể giúp cho Việt Nam có điều kiện để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến cà phê đồng thời mở rộng được giao lưu trao đổi mặt hàng cà phê với các nước trong khu vực và thế giới.

– Về thị trường xuất khẩu cà phê: thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam ngày càng mở rộng, một số sản phẩm cà phê chất lượng cao như cà phê Trung Nguyên, Vinacafe, Nam Nguyên, Thu Hà,… đã có thương hiệu và đứng vững trên thị trường khu vực và thế giới.

– Về quy hoạch: Việt Nam đã xây dựng, quy hoạch nhiều vùng trồng cà phê để xuất khẩu, cho năng suất cao, chất lượng tốt như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số tỉnh Miền Trung. Đây là một lợi thế lớn để tạo ra một nguồn hàng phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu cà phê

Vị trí của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch sau gạo. Chính vì thế ngành cà phê đã có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.

Vị trí của cà phê đối với ngành nông nghiệp nước ta.

– Ngành cà phê góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp nước ta. Nếu như trước kia Việt Nam là một đất nước được biết đến với sản phẩm là lúa gạo thì ngày nay Việt Nam còn được biết đến với một mặt hàng nữa đó chính là cà phê. Điều này không chỉ giúp cho người dân đa dạng được cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp mà còn đa dạng hoá được các mặt hàng trong việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

– Đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh trong ngành nông nghiệp: hoạt động sản xuất cà phê gắn liền với hoạt động chế biến cà phê. Vì thế kéo theo một loạt các dịch vụ của sản xuất nông nghiệp phát triển như: dịch vụ nghiên cứu giống cây trồng, dịch vụ cung cấp thuốc trừ sâu, phân bón, dịch vụ cung cấp máy móc thiết bị cho phơi sấy chế biến cà phê, dịch vụ bao gói, dịch vụ tư vấn xuất khẩu…

– Phân bổ lại nguồn lao động trong nền nông nghiệp. Nền nông nghiệp nước ta trước kia chủ yếu là lao động phục vụ cho ngành trồng lúa nước. Đây là lao động mang tính chất thời vụ vì thế có một lượng lao động dư thừa khá lớn trong thời kỳ nông nhàn. Ngành cà phê phát triển kéo theo một lượng lao động khá lớn phục vụ cho nó. Với quy mô diện tích cà phê ngày càng mở rộng thì càng cần một đội ngũ lao động lớn. Điều này tạo cho người dân các vùng miền núi cũng như các vùng đồng bằng chuyên canh lúa có việc làm thường xuyên, tạo thêm thu nhập cho họ, hạn chế được các tệ nạn xã hội.

– Hạn chế được các vùng đất bị bỏ hoang: Vì đặc điểm của cây cà phê là thích hợp với những cao nguyên, đồi núi cao nơi đây chưa được khai thác triệt để… Vì vậy đã hạn chế được các vùng đất bỏ hoang, phủ xanh đất trống đồi trọc.

Vị trí ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân

– Ngành cà phê góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ngành cà phê gắn với cả một quá trình khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng. Điều này kéo theo theo một loạt các ngành kinh tế phát triển như ngành xây dựng các cơ sở để nghiên cứu giống, ngành thuỷ lợi, ngành giao thông, ngành chế tạo máy móc,… Vì thế đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng nơi có cây cà phê phát triển. Điều này góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong nông nghiệp nông thôn.

– Ngành cà phê đã góp phần rất lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Hàng năm ngành cà phê đem về cho đất nước từ 1- 1,2 tỷ USD/ năm chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

– Góp phần giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân:

Vai trò xuất khẩu cà phê trong nền kinh tế quốc dân.

Hiện nay xu thế toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như vũ bão trên phạm vi toàn thế giới, lôi cuốn rất nhiều nước trên thế giới tham gia.Việt Nam cũng không thể nằm ngoài vòng xoáy này và đang nỗ lực hết sức để có thể hòa mình vào tiến trình này một cách nhanh nhất. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ là cầu nối hết sức quan trọng để đẩy nhanh tiến trình này. Chính vì vậy mà hoạt động xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng trong chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta. Phát triển sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ đóng góp vai trò lớn đối với nền kinh tế nước ta. Ta đi xem xét vai trò của việc xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế Việt Nam.

Vai trò tích cực của xuất khẩu cà phê.

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước

Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý của nước ngoài. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể lâý từ: đầu tư nước ngoài, vay nợ thu từ hoạt động du lịch, xuất khẩu mặt hàng khác. Tuy nhiên các nguồn vốn vay, vốn đầu tư từ nước ngoài đều phải trả bằng cách này hay cách khác. Nguồn vốn quan trọng và bền vững đó là thu từ hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.

Tuy nhiên xuất khẩu không là hoạt động dễ dàng. Để xuất khẩu thành công, mỗi quốc gia phải tìm cho mình những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế nhất, đem lại lợi ích cao nhất. Vì thế mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nắm bắt được điều này, Việt Nam cũng đã xây dựng cho mình chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực riêng. Những mặt hàng này sẽ tạo cho Việt Nam nguồn thu ngân sách chủ yếu. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Hàng năm ngành cà phê đã đóng góp một kim ngạch khá lớn cho ngân sách nhà nước. Kim ngạch thu được từ hoạt động xuất khẩu cà phê vào khoảng 1-1,2 tỷ USD, chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong giai đoạn đầu của quá trình CNH-HĐH đất nước ta cần một nguồn vốn khá lớn để đầu tư xây dựng cơ bản, nhập khẩu máy móc, công nghệ từ nước ngoài. Nguồn vốn thu từ xuất khẩu cà phê sẽ đóng góp một phần nào đó để tăng khả năng nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho tiến trình CNH-HĐH đất nước.

Xuất khẩu cà phê góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển

Việt Nam có lợi thế rất lớn trong việc sản xuất cà phê. Hàng năm Việt Nam sản xuất ra một khối lượng lớn cà phê. Tuy nhiên tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam là rất thấp. Vì thế thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Ngày nay cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới thay đổi mạnh mẽ đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.

Có 2 cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu tiêu thụ nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng. Nếu chỉ thụ động chờ ở sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp. Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế rất chậm chạp.

Hai là, coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu thế giới để tổ chức sản xuất. Điều này có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển.

Đối với ngành cà phê thì sản xuất cà phê của Việt Nam với sản lượng lớn, nhu cầu tiêu dùng nội địa rất hạn hẹp do Việt Nam có truyền thống trong việc thưởng thức trà. Vì vậy trên thị trường Việt Nam sẽ xảy ra tình trạng cung cà phê vượt quá cầu cà phê do đó phải đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên Việt Nam lại không coi cà phê là sản phẩm ế thừa cần xuất khẩu mà xuất phát từ thị trường thế giới ngày càng tiêu dùng nhiều cà phê hơn. Do đó thị trường thế giới luôn là mục tiêu cho các doanh nghiệp sản xuất cà phê. Điều này góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nước ta và thúc đẩy sản xuất phát triển. Thể hiện :

– Trước hết sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ kéo theo hàng loạt các ngành kinh tế phát triển theo như các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc, thúc đẩy các ngành xây dựng cơ bản như xây dựng đường xá, trường, trạm thu mua cà phê , … Ngoài ra còn kéo theo hàng loạt các ngành dịch vụ phát triển theo như : dịch vụ cung cấp giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, ngân hàng, cho thuê máy móc trang thiết bị,… Điều này góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng xuất khẩu.

– Xuất khẩu cà phê tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. Hoạt động xuất khẩu gắn với việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu, do đó khi xuất khẩu thành công tức là khi đó ta đã có được một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Điều này không những tạo cho Việt Nam có được vị trí trong thương trường quốc tế mà còn tạo cho Việt Nam chủ động trong sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cà phê thế giới. Thị trường tiêu thụ càng lớn càng thúc đẩy sản xuất phát triển có như vậy mới đáp ứng được nguồn hàng cho xuất khẩu.

– Xuất khẩu cà phê tạo ra điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Cũng như bất cứ một ngành sản xuất hàng hoá nào xuất khẩu, sản xuất cà phê xuất khẩu cũng tạo điều kiện để mở rộng vốn, công nghệ, trình độ quản lý, nâng cao đời sống người lao động đảm bảo khả năng tái sản xuất mở rộng.

– Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kĩ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu cà phê là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật công nghệ từ thế giới bên ngoài vào việt Nam. Khi xuất khẩu cà phê thì sẽ tạo cho Việt Nam nắm bắt được công nghệ tiên tiến của thế giới để áp dụng vào nước mình. Như công nghệ chế biến cà phê xuất khẩu, công nghệ, phơi sấy, bảo quản sau thu hoạch cà phê, ngoài ra còn học hỏi được kinh nghiệm quản lý từ quốc gia khác. Như vậy sẽ nâng cao được năng lực sản xuất trong nước để phù hợp với trình độ của thế giới.

– Thông qua xuất khẩu, cà phê Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thế giới, về giá cả chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường. Sản xuất cà phê đáp ứng nhu cầu thị trường, khi đó muốn đứng vững thị trường buộc các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải làm sao để hạ giá thành, nâng cao chất lượng để đánh bật đối thủ cạnh tranh.

– Xuất khẩu cà phê đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công nghệ sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất và mở rộng thị trường. Thị phần luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vì thế buộc các doanh nghiệp phải tích cực trong việc đổi mới công nghệ, quảng cáo và xâm nhập vào trường thế giới.

Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập cao và thường xuyên.

Với một đất nước có 80 triệu dân, lực lượng người trong tuổi lao động khá cao chiếm khoảng 50% thì việc phát triển cà phê sẽ góp phần thu hút một đội ngũ lao động rất lớn làm giảm gánh nặng về thất nghiệp cho đất nước. Giúp người dân ổn định đời sống giảm các tệ nạn xã hội. Đồng thời giúp người dân có thu nhập cao đây là điều kiện để họ tiếp thu khoa học công nghệ kỹ thuật, hòa nhập được với sự phát triển của thế giới.

Xuất khẩu cà phê là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.

Xuất khẩu là hoạt động đổi buôn bán với nước ngoài do đó khi xuất khẩu sẽ có điều kiện giúp cho quốc gia đó có được nhiều mối quan hệ với các nước khác. Hiện nay ta đã xuất khẩu cà phê vào 53 quốc gia trên thế giới, điều này giúp cho Việt Nam có được nhiều mối quan hệ hợp tác phát triển. Đây là điều kiện quan trọng để Việt Nam có được các quan hệ hợp tác đa phương và song phương đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam.

Bên cạnh đó, cây cà phê phát triển góp phần phục hồi môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống đồi trọc sau thời gian bị suy thoái nghiêm trọng do bị tàn phá của thiên nhiên cùng sự huỷ hoại do chính bàn tay con người.

Những vấn đề tiêu cực của xuất khẩu cà phê

Vấn đề đặt ra lớn nhất đặt ra trong xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay là tính bền vững chưa cao. Những năm gần đây, tuy sản lượng xuất khẩu tăng nhanh nhưng giá cả không ổn định nên kim ngạch xuất khẩu tăng chậm hoặc giảm sút. Vấn đề này có liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu trong đó tính tự phát trong sản xuất dẫn đến cung vượt cầu, công việc chế biến bảo quản sau thu hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu tăng sản lượng và nâng cao chất lượng, thị trường xuất khẩu cà phê chưa ổn định.

Sản xuất cà phê thiếu quy hoạch và kế hoạch:

tình trạng tự phát, manh mún không gắn với thị trường diễn ra phổ biến dẫn hậu quả cung vượt cầu, giá cả giảm làm thu nhập của người sản xuất giảm sút gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu cà phê. Trong mấy năm trở lại đây nhà nước đã quy hoạch phát triển sản xuất cà phê, tuy nhiên cũng còn nhiều nơi người dân tự phát gieo trồng, vì thế đã làm cho ngành cà phê không quản lý được sản lượng cà phê dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, đẩy giá xuông thấp, làm cho các vùng chuyên cà phê không bù đắp nổi chi phí sản xuất dẫn đến bị lỗ khá lớn.

Cơ cấu sản xuất chưa hợp lý, tập trung quá lớn vào cà phê Robusta trong khi đó lại chưa quan tâm đến mở rộng cà phê Arabica là loại cà phê đang được thị trường ưa chuộng giá cao.

Cà phê vối được trồng phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên nhu cầu thế giới lại thích tiêu dùng cà phê chè. Điều này đặt ra cho Việt Nam vấn đề là nếu không thay đổi cơ cấu cà phê phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng quá thừa trong mặt hàng cà phê vối song lại thiếu trong cà phê chè. Điều này gây bất lợi lớn cho xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Chất lượng cà phê còn thấp chưa tương xứng với lợi thế về đất đai, khí hậu Việt Nam, còn cách xa với yêu cầu của thị trường thế giới.

Xu hướng chạy theo năng suất và sản lượng khiến không ít các hộ kinh doanh quan tâm đên chât lượng cà phê dẫn đến giá cà phê bị thấp hơn rất nhiều cà phê thế giới. Cà phê Việt Nam nhiều tạp chất, cà phê chưa chín, công nghê phơi sấy bảo quản lạc hậu, dẫn đến nấm mốclàm giảm chất lượng cà phê. Đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được lợi thế của cà phê Việt Nam chính là ở hương vị mặt hàng này.

Tổ chức quản lý, thu mua cà phê còn nhiều bất cập.

Hiệp hội cà phê chỉ quản lý được một phần các doanh nghiệp sản xuất cà phê, chủ yếu thuộc tổng công ty cà phê Việt Nam, còn đại bộ phận cà phê hộ gia đình do tư thương chi phối.

Do những nhược điểm trên nên sức cạnh tranh của cà phê trên thị trường thế giới còn thấp về chất lượng, giá thành cao, chủng loại sản phẩm còn đơn điệu. Đây là những thách thức lớn đối với việc xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với thị trường thế giới.

“Giằng co” trên thị trường cà phê

Từ tuần cuối tháng 10/2020 đến giữa tháng 11/2020, giá cà phê trên các sàn thế giới diễn biến ngược chiều…





Việt Nam chính thức bước vào mùa thu hoạch cà phê niên vụ 2020-2021 từ cuối tháng 10/2020. Tuy nhiên, cơn bão số 9 và số 10 đã đổ bộ trực tiếp vào vùng sản xuất cà phê trọng điểm của Việt Nam khiến nhiều vườn cà phê bị thiệt hại nặng nề. Việc này đang đẩy giá cà phê Robusta tăng mạnh trong những ngày gần đây.

Theo Cục Chế biến và xuất khẩu nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 10/2020 nước ta xuất khẩu 90 nghìn tấn cà phê, đem về 167 triệu USD. Lũy kế 10 tháng, xuất khẩu cà phê đạt 1,34 triệu tấn và 2,32 tỷ USD, giảm 1,3% về khối lượng và giảm 0,7% về giá trị so với cùng kỳ 2019. Đức, Mỹ và Ý tiếp tục là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13%; 9,3% và 8,3%.

CÁC LỰC TÁC ĐỘNG LÊN GIÁ CÀ PHÊ

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 10 tháng qua đã tăng ở nhiều thị trường: Ba Lan tăng 44,2%; Nhật Bản tăng 17,2%; Hàn Quốc tăng 9,8%. Giá trị xuất khẩu cà phê giảm mạnh nhất tại thị trường Anh (giảm 32,3%), Thái Lan (giảm 16,1%). Giá cà phê xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2020 đạt 1.740 USD/tấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ 2019. Tháng 10/2020, giá cà phê xuất khẩu bình quân 1.852 USD/tấn, giảm 1,8% so với tháng 9/2020 nhưng tăng 2,6% so với cùng kỳ 2019.

Trong tháng 10/2020, giá cà phê thế giới trên các sàn phái sinh đều biến động giảm. So với tháng 9/2020, giá cà phê Robusta tại sàn London giảm 34 USD/tấn xuống còn 1.271 USD/tấn. Tại thị trường New York, giá cà phê Arabica giảm 1,5% xuống còn 2.344 USD/tấn. Giá cà phê giảm do thị trường không như kỳ vọng vì gói tài trợ mới chưa được Quốc hội Mỹ thông qua. Ngoài ra, nguyên nhân chủ yếu của đà giảm giá vẫn do đồng Real Brazil tiếp tục sụt giảm, trở thành đồng nội tệ mất giá nhiều nhất trên thị trường tiền tệ thế giới. Theo đó, giá cả nông sản toàn cầu vẫn đứng ở mức thấp, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực của Brazil như cà phê hay mía đường…

Tuy nhiên, từ tuần cuối tháng 10/2020 đến giữa tháng 11/2020, giá cà phê trên các sàn thế giới diễn biến ngược chiều. Giá Robusta tăng do các trận bão Molave và bão Goni đã gây nhiều thiệt hại cho vùng cà phê Việt Nam. Trong khi, giá cà phê Arabica tiếp tục giảm do nhiều nước EU cấm hàng quán hoạt động để ngăn dịch. Một số nước đã lên tiếng hạn chế tối đa các chuyến bay ra vào cho đến đầu năm 2021. Đây cũng là yếu tố làm dự báo tiêu thụ Arabica giảm trong thời gian dài. Trong khi đó, giá trị đồng USD tăng lên mức cao nhất tính từ hơn một tháng, trong khi đồng nội tệ Brazil (Brl) giảm xuống mức thấp nhất tính từ 16 tuần nay (có lúc chạm 5,80 Brl) gây tác động tiêu cực thêm cho sàn arabica.

Chốt đến đóng cửa ngày 30/10/2020, giá cà phê Robusta đứng mức 1.351 USD/tấn, tăng 46 USD trong biên độ dao động 1.362/1.296; sàn Arabica chốt ở 106.85 cts/lb giảm 1,55% hay -34 USD/tấn trong biên độ 110.80/105.70. Giá cà phê Eobusta liên tục tăng mạnh trong nửa đầu tháng 11/2020. 

Đặc biệt chỉ trong ngày 17/11/2020, giá cà phê Robusta tại London tăng 32 USD/tấn (2,3%) so với ngày 14/11 (ngày kết thúc giao dịch tuần trước), đạt tới mức 1.426 USD/tấn cho những lô hàng giao ngay; những lô hàng giao tháng 3/2021 tăng 30 USD ở mức 1.449 USD/tấn. Trong khi đó, tại sàn New York ở Mỹ, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2020 tăng 6,4 cent/lb (5,86%) ở mức 115,65 cent/lb, giao tháng 3/2021 tăng 6,55 cent/lb (8,84%) lên mức 118,75 cent/lb.

Theo phân tích trên thế giới, những lực tác động đẩy giá cà phê xuống, chính là Covid-19. Đợt bùng phát đại dịch Covid-19 lần hai thực sự gây hoang mang cho giới đầu tư toàn cầu, Chính phủ nhiều nước EU như Pháp, Đức, Anh… áp dụng lại chế độ giãn cách xã hội. Một lực khác cũng tác động bất lợi đến giá cà phê là giới đầu tư chờ đợi với tâm lý chưa có gì chắc chắn về kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ. Chính vì thế, các chuyên gia tài chính cho rằng, giới đầu tư đã chọn đồng USD làm nơi trú ẩn an toàn, nên vẫn có tâm lý thoái vốn từ hầu hết các sàn giao dịch tài chính.

Một lực đẩy tăng giá cà phê chính là mưa bão, thiên tai. Lực này được đánh giá là đang rất mạnh, đang thắng thế trước lực do Covid gây ra. Phân tích nguồn cung cà phê trên thế giới vừa mới đưa ra dự báo: sản lượng cà phê Colombia, nước xuất khẩu cà phê chế biến ướt có ảnh hưởng lớn lên sàn New York niên vụ 2020-2021 ước đạt 14,2 triệu bao (bao=60 kgs), giảm 0,7% so với năm trước. Tại vùng Trung và Nam Mỹ, sản lượng niên vụ mới ước giảm 5,26% đạt 3,6 triệu bao, Guatemala giảm 6,06% đạt 3,1 triệu bao, Honduras tăng 5,26% đạt 6 triệu bao và El Salvador giảm 14,3% đạt 0,6 triệu bao, Nicaragua giảm 14,81% đạt 2,3 triệu bao.

Cơn bão Goni là cơn bão số 10 ảnh hưởng đến Việt Nam từ đầu năm nay đã gây thiệt hại nặng nề tại vùng trồng cà phê Đắk Lắk và Gia Lai của Việt Nam. Trong khi cơn bão Molave (số 9) trước đó đã ảnh hưởng khá nặng nề tại hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, cả hai tỉnh chiếm khoảng 25% diện tích cà phê của cả nước. Nhiều diện tích cà phê bị gãy đổ và ngập úng, trái rụng nhiều do trước đó chịu những trận hạn dài ngày. Đến cuối tháng 10/2020, nhiều nơi tại vùng cà phê trọng điểm của Việt Nam là Tây Nguyên vẫn chưa thu hái do trái cà phê chậm chín vì thời tiết thiếu nắng và ẩm ướt.

NGƯỜI TRỒNG CÀ PHÊ VẪN NHIỀU NỖI LO

Việt Nam chính thức bước vào mùa thu hoạch cà phê niên vụ 2020-2021 vào cuối tháng 10/2020. Tháng 10 so với tháng 9/2020, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng 500 – 600 đ/kg lên mức 31.800 – 32.600 đ/kg. Giá cà phê cao nhất ở khu vực tỉnh Đắk Lắk và thấp nhất tại khu vực tỉnh Lâm Đồng. Ngày 17/11, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên đang ở mức 33.600 – 34.200 đồng/kg (tùy địa phương), tăng trên dưới 2.000 đồng/kg so với ngày 30/10. Giá cà phê trong nước thời gian tới được nhận định tiếp tục xu hướng tăng giá bởi diễn biến phức tạp của thời tiết ở miền Trung và Tây Nguyên là nguyên nhân chính gây thu hẹp nguồn cung, cà phê chín muộn do mưa nhiều đẩy thời gian thu hoạch giãn xa hơn.

Thời điểm hiện tại, vựa cà phê Đăk Lắk đã bắt đầu vào vụ thu hái sản phẩm. Tuy nhiên trái ngược với không khí rộn ràng những ngày vào mùa các năm trước, năm nay, người trồng cà phê ở Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hái với nhiều nỗi lo. Dù trái cà phê chưa đạt tỷ lệ quả chín, song rất nhiều hộ gia đình đã phải huy động bà con, anh em đến thu hái cà phê giúp gia đình để chạy lũ. Tại Đắk Hà, do ảnh hưởng mưa bão, mực nước tại sông Đăk Pxi dâng cao đã làm nhiều vườn cà phê bị ngập úng cục bộ và bắt đầu xuất hiện tình trạng trái rụng. Việc thu hái sớm, dù biết là không đạt sản lượng và chất lượng nhưng vẫn là giải pháp duy nhất để phòng việc mất trắng nếu tình trạng mưa bão tiếp tục kéo dài.

Không chỉ các hộ nông dân có diện tích nằm trên lưu vực các sông suối lớn, nhiều hộ gia đình khác cũng tổ chức hái sớm do thời gian qua, ảnh hưởng của việc thời tiết thất thường cộng với nhiều cơn bão liên tục trong thời gian ngắn đã gây ra hiện tượng rụng trái hàng loạt ở nhiều địa phương. Vì vậy, với quan niệm “xanh nhà hơn già đồng”, thu hái kịp thời vẫn hơn để vốn liếng đầu tư cả năm của gia đình bị mưa lũ cuốn. 

Trong khi đó, chi phí đầu tư vào sản xuất cà phê vẫn tăng đều đặn qua các năm, nhưng mức giá cà phê hiện tại trên thị trường không thấy dấu hiệu khả quan. Nhiều người trồng cà phê đang bước vào một vụ mùa thu hái với tâm lý không mấy vui vẻ, khi lợi nhuận thu được không đáng là bao. Giải pháp được lựa chọn nhiều năm nay là phơi, xay trữ nhân chờ được giá thì mới bán. Điều này đồng nghĩa với việc các khoản chi phí đầu tư từ đầu năm đến khi thu hái phải nằm im gánh lãi.

Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) dự báo, triển vọng thị trường xuất khẩu cà phê 2 tháng cuối năm và những tháng đầu năm mới sẽ rất khả quan. Không chỉ bởi sản lượng thu hoạch sụt giảm ở nhiều nước, mà đáng chú ý Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng trong thời gian tới. 

Theo EVFTA, EU xóa bỏ thuế cho toàn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang (giảm từ 7 – 11% xuống 0%), các loại cà phê chế biến từ 9 – 12% xuống còn 0%. Đồng thời, mặt hàng cà phê là 1 trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào hoạt động. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các nước xuất khẩu cà phê khác tại thị trường EU. Hiện Việt Nam đã xuất khẩu cà phê đến hơn 80 thị trường trên thế giới. Trong đó, Đức và Mỹ là hai thị trường dẫn đầu với lượng nhập khẩu trên 10% cà phê của Việt Nam, xếp sau lần lượt là các thị trường Tây Ban Nha, Ý và Nhật Bản.

TĂNG CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ NỘI ĐỊA

Theo Vicofa, tuy là nước xuất khẩu cà phê nhiều thứ 2 thế giới (riêng cà phê Robusta, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng sản lượng xuất khẩu hàng năm khoảng 11,6 – 11,8 triệu tấn, kim ngạch 2,6 – 2,8 tỷ USD), thế nhưng giá trị xuất khẩu của Việt Nam chưa bao giờ ở mức cao do sản phẩm được xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân, chưa qua chế biến.

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa cho biết, những năm qua, đặc biệt là năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid khiến giá cà phê trên thế giới giảm quá sâu, xuất khẩu khó khăn, các doanh nghiệp cà phê đã tìm cách tăng tiêu thụ tại thị trường trong nước, coi đây là giải pháp vượt qua lúc gian khó. Người tiêu dùng cà phê Việt Nam ngày càng có xu hướng tiêu dùng cà phê nguyên chất song tỷ lệ tiêu dùng cà phê của người dân Việt Nam vẫn còn thấp. 

Theo số liệu công bố năm 2018 – 2019, Việt Nam tiêu thụ khoảng 162.000 tấn cà phê. Cách đây 5 – 10 năm trước, tỷ lệ tiêu thụ cà phê nội địa chỉ đạt khoảng 6 -7% sản lượng cả nước với 0,5kg/người/năm. Đến nay, tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam đã tăng mạnh trên dưới 13% sản lượng, tương đương khoảng 200.000 tấn/năm với khoảng 2kg/người/năm.

Trước đây sản phẩm cà phê tiêu thụ nội địa chỉ có ít thương hiệu doanh nghiệp trong nước như Vinacaphe Biên Hoà, Trung Nguyên, Phuơng Vy… Chỉ 5 năm gần đây, cùng với sự phát triển tiêu thụ cà phê nội địa thì hàng loạt các thương hiệu cà phê Việt Nam xuất hiện và được người tiêu dùng biết đến. Đặc biệt, 2 công ty cà phê là Intimex và Tín Nghĩa đã đầu tư 30 triệu USD để xây dựng hệ thống nhà máy cà phê rang xay, hoà tan, tạo nguyên liệu và sản phẩm chất lượng cho thị trường nội địa.

Theo ông Lương Văn Tự, dù khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam rất lớn, nhưng cà phê rang xay và cà phê hòa tan xuất khẩu vẫn rất ít, những năm trước, tổng tỷ trọng 2 loại này chỉ ở mức trên dưới 5% trong tổng khối lượng cà phê xuất khẩu. Trong khi, cà phê rang xay, hòa tan hiện đang được các nước trên thế giới ưa chuộng. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, khi nền kinh tế của toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề nhưng nhu cầu tiêu thụ cà phê vẫn không hề giảm mà ngày càng tăng do người dân ở châu Âu và châu Mỹ ở nhà nhiều hơn. Bởi vậy, dù xuất khẩu cà phê nhân sụt giảm do khâu vận chuyển, lưu thông khó khăn nhưng xuất khẩu cà phê rang xay, hoà tan năm nay lại tăng mạnh, đã chiếm 12% trong tổng lượng xuất khẩu cà phê cả nước.

Theo Vicofa, số liệu gần đây cho thấy, cà phê hòa tan chiếm 14% nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Do đó, Việt Nam đang có cơ hội sẽ trở thành quốc gia sản xuất cà phê hòa tan hàng đầu thế giới do sở hữu nguồn cà phê Robusta dồi dào, là nguyên liệu chính để chế biến cà phê hòa tan. “Từ nay đến cuối năm, ngành cà phê cố gắng sẽ xuất khẩu bằng năm ngoái với 1,6 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,8 tỷ USD. Nếu có giảm thì chỉ giảm ít, nhưng lượng xuất khẩu cà phê rang xay, hoà tan phải tăng thêm trong sản lượng xuất khẩu”, ông Tự cho hay.

Để phát triển thị trường cà phê nội địa và xuất khẩu bền vững, chiến lược ngành cà phê xác định sang thời kỳ mới, không tăng diện tích mà tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng. Đồng thời, đẩy mạnh xuất khẩu theo hiệp định thương mại mới là mở rộng thị trường cà phê rang xay, hòa tan Việt Nam. 

Vicofa khuyến cáo: các doanh nghiệp phải đầu tư khâu chế biến, chất lượng, xây dựng thương hiệu, quảng bá và đẩy mạnh mở rộng thị trường. Thời gian tới, các doanh nghiệp cà phê tập trung đẩy mạnh xuất khẩu cà phê rang xay hoà tan và những sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao. Ngoài ra, doanh nghiệp không nên chạy theo số lượng xuất khẩu lớn mà có thể tập trung đẩy mạnh xuất khẩu theo đơn hàng nhỏ nhưng thuộc đặc sản chất lượng cao, giá trị gia tăng cao.

Ngành cà phê đang phấn đấu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu không chỉ 3 tỷ USD mà sẽ tăng gấp đôi là 6 tỷ USD theo mục tiêu Chính phủ đề ra. Trong đó, xuất khẩu cà phê rang xay, hoà tan tăng 30%. Nhằm thực hiện mục tiêu này, ngành cà phê cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành hiệu quả, xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, áp dụng tiến bộ công nghệ cao. Thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu. Tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.

Thị trường cà phê toàn cầu đã có một năm đầy biến động bởi dịch COVID-19

Theo The Guardian, doanh số bán cà phê trên toàn thế giới đã giảm, tăng rồi lại lao dốc, ảnh hưởng nặng nề đến các nhà sản xuất.

Quy mô của sự suy thoái đối với ngành cà phê được phản ánh qua số liệu từ các quốc gia có thị trường cà phê lớn nhất thế giới.

Covid-19 bùng phát trở lại và những dự đoán về tương lai | Jio Health

Theo Euromonitor International tại Mỹ, thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, dự kiến doanh số bán hàng tại các quán trà và cà phê chuyên nghiệp sẽ giảm gần 11% vào năm 2020 sau nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ.

Trung Quốc, hiện là thị trường tiêu thụ cà phê lớn thứ hai thế giới, tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ giảm từ hơn 40% xuống chỉ còn 1,6%.

Các chuỗi cửa hàng cà phê quốc tế như Starbucks hay Costa hoạt động tại hơn 30 quốc gia đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nhu cầu tiêu thụ cà phê ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia và khắp Đông Âu.

Tuy nhiên mức tiêu thụ trong năm nay ở các nước nói trên không đáp ứng được kì vọng của các nhà sản xuất.

Tại Nam Âu, đặc biệt là Italia và Tây Ban Nha, với văn hoá truyền thống uống cà phê và phát triển ngành du lịch, cũng đã ghi nhận mức tiêu thụ loại đồ uống này giảm mạnh.

Theo Ngân hàng Rabobank, tập đoàn cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu cho lĩnh vực thực phẩm, do thị trường đã thu hẹp cho nên nhập khẩu ròng của các nước mua cà phê đã giảm gần 6% trong ba tháng quí II so với cùng kì năm ngoái, với số liệu của Mỹ và Nhật Bản đặc biệt thấp.

Nhà phân tích Carlos Mera của tập đoàn này cho biết thị trường đang hy vọng về sự phục hồi trong thương mại trong khi doanh số bán cà phê viên nén đã tăng lên.

Tuy nhiên đại dịch COVID-19 đã đẩy thị trường cà phê vốn đã biến động vào tình trạng thăng trầm sâu sắc.

Giá cà phê trên thị trường toàn cầu tăng vọt trong tháng 2 và tháng 3 khi thế giới tích trữ hàng hóa trong bối cảnh nền kinh tế bị đe dọa từ đại dịch COVID-19.

Giá cà phê sau đó giảm mạnh hơn 1/4 vào giữa tháng 6 khi nhiều cửa hàng cà phê trên thế giới đóng cửa, trước khi tăng mạnh trở lại.

Theo Mera, giá cả không chỉ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhu cầu và biến động của đồng USD mà trong đó cà phê thường được giao dịch, mà còn do các quĩ đầu tư đổ vào hàng hóa như một giải pháp thay thế cho thị trường chứng khoán đang lao dốc.

Những thay đổi đó có khả năng tác động trên diện rộng đối với các nhà sản xuất, vốn đang phải vật lộn để đối phó với giá cà phê giảm và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã làm cho việc trồng trọt trở nên khó khăn hơn, chẳng hạn như làm gia tăng tỉ lệ dịch bệnh ở một số vùng.

Becky Forecast, giám đốc chuỗi cung ứng tại tập đoàn thương mại Fairtrade cho biết: “Sự biến động của giá cà phê là một vấn đề lớn và cuộc khủng hoảng COVID-19 đã làm trầm trọng thêm điều đó”.

Bà Forecast cho biết thêm rằng những thay đổi về giá khiến việc lập kế hoạch trước và bù đắp chi phí trở nên khó khăn, khiến cho cách thức tiến hành kinh doanh của Fairtrade, đảm bảo mức giá tối thiểu cho người sản xuất, trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

“Sự đảm bảo đó không chỉ quan trọng đối với người nông dân mà còn là sự bền vững lâu dài của cà phê. Nếu người nông dân không trang trải chi phí sản xuất thì sẽ có rất ít động lực để tiếp tục canh tác”.

Tin tốt cho các quốc gia sản xuất cà phê là hầu hết những nước trồng cà phê lớn nhất thế giới, bao gồm cả Brazil, đã có thể thu hoạch vụ mùa của họ bất chấp cuộc khủng hoảng COVID-19 làm chậm lại quá trình vận chuyển.

Tuy nhiên bà Forecast cũng cho biết: “Có một mối lo ngại lớn rằng nhu cầu sẽ không tăng trở lại or what people are consuming domestically won’t balance out what they were buying out of home.”

Theo Kinh tế và tiêu dùng.

NHỮNG LỢI ÍCH CHO SỨC KHỎE KHI SỬ DỤNG NGŨ CỐC DINH DƯỠNG

Ngũ cốc dinh dưỡng là một trong những sản phẩm có lợi cho sức khỏe nhất . Ngũ cốc có ích trong việc giảm cân, giảm lượng đường trong máu và giảm rủi ro về bệnh tim mạch. Cụ thể khi dùng ngũ cốc dinh dưỡng hàng ngày bạn sẽ có nhiều lợi ích, cụ thể lợi ích đó là gì hãy cùng tham khảo nhé.

Ngũ cốc dinh dưỡng GAMA

Ngũ cốc là thực phẩm giàu dinh dưỡng

  • Ngũ cốc dinh dưỡng chứa nhiều tinh bột, chất xơ và chất xơ beta-glucan (1,2,3)

Chúng cũng chứa lượng protein và chất béo hơn hẳn những loại hạt khác. Cùng với đó, chúng cũng chứa nhiều vitamin, chất khoáng, thành phần chống oxy hóa.

  •  Ngũ cốc các loại hạt dinh dưỡng giàu chất chống oxy hóa, bao gồm Avenanthramides

Avenanthramides có tác dụng trong phòng ngừa cao huyết áp bằng cách làm tăng sự sản sinh nitric oxide trong cơ thể. Nitric oxide mang lại tác dụng làm nở mạch máu, dẫn tới một hệ tuần hoàn tốt hơn cho cơ thể.

Thêm vào đó, Avenanthramides còn mang lại tác dụng chống viêm, chống ngứa.

  • Ngũ cốc các loại hạt dinh dưỡng bao gồm nhiều chất xơ hòa tan, còn gọi là Beta-Glucan

Chất xơ Beta-Glucan giúp giảm LDL(cholesterol xấu gây ra tắc thành mạch máu) và mức cholesterol, giảm đường trong máu và phản ứng insulin. Ngoài ra ngũ cốc dinh dưỡng còn có tác dụng làm đầy và tăng lượng lợi khuẩn hệ tiêu hóa.

  •  Ngũ cốc giúp giảm lượng Cholesterol và bảo vệ cơ thể khỏi những mối nguy hại của LDL Cholesterol

Với chất cơ Beta-Glucan trong ngũ cốc dinh dưỡng organic sẽ giải quyết nguyên nhân gây đến các vấn đề về tim mạch, nhất là hiểm họa từ việc có nhiều cholesterol trong máu.

  •  Ngũ cốc các loại hạt dinh dưỡng giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Đái tháo đường loại 2 là một căn bệnh phổ biến, đặc trưng bởi việc hàm lượng đường trong máu tăng quá nhanh. Nó thường là kết quả của sự làm việc kém hiệu quả của hóc-môn insulin

  • Ngũ cốc dinh dưỡng GAMA 5in1 giúp làm giảm lượng đường trong máu, đặc biệt tốt cho những người thừa cân hoặc đái tháo đường loại 2. Chúng cũng giúp nâng cao sự nhạy bén và hoạt động của insulin.
  •  Ăn ngũ cốc các loại hạt dinh dưỡng sau giờ ăn , thêm dinh dưỡng, thêm cân nặng

1 cốc ngũ cốc dinh dưỡng GAMA Organic 5in1 đã bằng 7 đến 9 cốc chè đậu , chè sen dinh dưỡng.vị nó rất bùi bổ béo , để tăng cân hiệu quả , bạn kết hợp với đường ..sữa ông thọ để tăng cân hiệu quả hơn.Lưu Ý uống sau giờ ăn và trước khi đi ngủ.

 Ngũ cốc các loại hạt dinh dưỡng cũng giúp bạn chăm sóc làn da

  • Ngũ cốc dinh dưỡng giúp chăm sóc làn da tươi trẻ hơn. Không phải ngẫu nhiên mà ngũ cốc có thể tìm thấy ở rất nhiều sản phẩm chăm sóc da, thành phần đó thường có tên là “keo bột yến mạch”
  • Tác dụng của ngũ cốc dinh dưỡng đối với làn da là rất tích cực, chúng còn đóng góp không nhỏ trong việc giảm triệu chứng của bệnh chàm.
  •  Ngũ cốc có tác dụng tốt trong việc giảm triệu chứng hen suyễn ở trẻ em
  • Ngũ cốc giúp giảm táo bón

Với nhiều chất xơ, ăn bột ngũ cốc dinh dưỡng sẽ đem đến chất xơ giúp giảm chứng táo bón.

 BỘT NGŨ CỐC DINH DƯỠNG NÊN MUA Ở ĐÂU ?

  • Để đảm bảo chất lượng, bạn nên chọn mua bột tại các cửa hàng, cơ sở, website nổi tiếng. Tại đây, bột ngũ cốc dinh dưỡng được người tiêu dùng tin dùng và làm nên thương hiệu của chính họ. Bột ngũ cốc dinh dưỡng GAMA  là thương hiệu nổi tiếng được nhiều người tin dùng và truyền tay nhau tại Việt Nami
  • Bột ngũ cốc dinh dưỡng tại GAMA   được chế biến với ngũ cốc nguyên hạt được thu mua từ các cánh đồng tại Lâm Đồng. Phương pháp chế biến của chúng tôi tỉ mỉ ở từng công đoạn, loại bỏ hạt hư, tạp chất và sơ chế rửa sạch đem đi rang chin. Sau đó, ngũ cốc được nghiền bằng phương pháp thủ công, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đóng gói sản phẩm kỹ càng trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.

Hướng dẫn cách làm socola từ bột cacao ngon miệng

Nhắc đến Socola và cacao hẳn không ai là không ấn tượng về món ăn với hương thơm ngọt ngào, quyến rũ cùng những lợi ích sức khỏe thiết thực mà nó mang lại. Vậy khi socola làm từ bột cacao sẽ có hương vị như thế nào thì bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết hướng dẫn cách làm socola từ bột cacao để có một mẻ socola được làm từ cacao thật đẹp mắt nhé các bạn.

CACAO đá

Thông thường trước khi vào bếp thì những bạn gái thường hay hoang mang về các nguyên liệu cần chuẩn bị cùng cách làm món ăn cần chế biến sao cho đẹp mắt và ngon miệng. Làm socola từ bột cacao thực ra rất dễ dàng và có nhiều cách làm khác nhau tùy vào sở thích và sở trường của mỗi người, thay vì cứ mỗi lần muốn ăn là chúng ta lại ra tiệm mua ăn thì mình có thể tự chế biến ra những mẻ socola từ cacao thật ngon nhé!

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Bột cacao 45gr
  • Sữa bột 35gr
  • Dầu dừa 55ml
  • Tinh chất Vani 5ml
  • Đường bột 65gr

Cách chế biến socola từ bột cacao

  • Bước 1: Cho các nguyên liệu với số lượng đã được chuẩn bị trên bột cacao, sữa bột, đường bột, dầu dừa vào trong tô và trộn đều hỗn hợp trên lại với nhau.
CACAO GAMA 5in1
  • Bước 2: Cho 1 lượng nước vừa đủ vào nồi nấu nước và bỏ tô hỗn hợp trên vào đun cách thủy, lưu ý nên khuấy đều tay để các nguyên liệu trên hòa lẫn với nhau mà không bị vón cục thì socola sẽ không ngon và dễ bị cháy ở dưới đáy nồi.
  • Bước 3: Khi hỗ hợp trên đã hòa quyện vào nhau thì cho thêm 5ml vani và đảo đều tay đến khi bếp sôi lại và tắt bếp.
  • Bước 4: Đổ từ từ socola làm từ bột cacao và khuôn đã được chuẩn bị và lưu ý không để hỗn hợp tràn khuôn sẽ rất lãng phí và làm mất thẩm mỹ hình dạng socola.
  • Bước 5: Bạn có thể để khuôn socola nguội và để vào ngăn mát của tủ lạnh khoảng chừng 3 tiếng đồng hồ và cuối cùng thưởng thức hương vị.

Hiện nay Rainbow đang có các dòng sản phẩm Cacao GAMA được làm từ 100% hạt cacao trồng Việt Nam, lên men từ vùng nguyên liệu được cấp chứng nhận UTZ – Một trong những sản phẩm Cacao hàng đầu thế giới !

Bột cacao nguyên chất chúng tôi phân phối được chế biến theo quy trình kiểm soát nghiêm ngặt, an toàn và tốt cho sức khỏe người dùng, không chứa các chất bảo quản, không phẩm màu, người ăn chay có thể dùng được.

Liên hệ đặt hàng: Website https://foodworld.vn/

Cách bón phân đúng kỹ thuật cho cây cà phê nhà nông tuyệt đối không nên bỏ qua

Bà con cần lưu ý đến những yếu tố như nên bón phân gì và bón phân thời điểm nào là thích hợp nhất để cây cà phê sinh trưởng tốt và cho năng suất cao.

Dưới đây là các thời điểm cần bón phân và loại phân mà bà con nên dùng để bón cho cây:

Năm đầu tiên trồng cây mới

Đây là giai đoạn cây cần sinh trưởng mạnh, do đó bà con nên tập trung bón phân kali và ure. Bên cạnh đó bà con cũng nên bón lót với phân lân cộng phân chuồng để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và tăng khả năng phát triển của cây.

Sau 2 năm trồng

  • Bắt đầu từ giai đoạn này thì bà con bắt đầu bón phân hóa học cho cây cà phê.
  • Thông thường để thuận lợi hơn cho việc tưới nước và bón phân thì bà con có thể tạo những cái bồn quanh gốc cây cà phê. Khi bón phân vô cơ thì bà con rải phân quanh mép bồn hình vòng tròn, như vậy khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây sẽ tốt hơn. Vì nếu bón phân sát gốc cây thì mức độ khuếch tán cao, cây hấp thụ nhiều phân và thẩm thấu nước ra ngoài khiến cây dễ bị héo và chết gốc.
  • Nếu thời tiết nắng nóng và bà con cũng chưa kịp cung cấp nước ngay cho cây cà phê thì bà con có thể trộn lẫn phân vào lớp đất mặt. Thời điểm này cây vẫn chưa có trái nên bà con vẫn chưa cần phải bón phân lân.

Phân hữu cơ

  • Bà con nông dân có thể đào rãnh 2 bên mép cây cà phê với chiều sâu 30 – 40cm, rộng 30cm và chiều dài phụ thuộc vào chiều rộng của tán cây, có thể từ 1-1,5m. Bà con sau khi đào rãnh thì bón phân hữu cơ vào và lấp đất lại, như vậy cây sẽ có thời gian hấp thụ phân và dinh dưỡng. Thêm vào đó, đất ở gốc cây cũng được làm giàu hoạt chất hơn, giúp cây tăng trưởng tốt hơn.
  • Cần lưu ý rằng: chỉ nên bón phân hữu cơ đã hoai mục, vì phân đã hoai mục có nhiều vi sinh vật có lợi. Sau khi bón vào đất kết hợp với độ ẩm sẽ giúp những vi sinh vật này phát triển nhanh hơn, đồng thời quá trình khoáng hóa cũng xảy ra nhanh hơn. Giúp cây hấp thụ được dinh dưỡng nhiều hơn và nhanh hơn.
  • Ngược lại, phân chưa hoai mục chứa nhiều nấm và côn trùng có hại, nếu bón phân tươi như vậy sẽ gây bệnh cho cây trồng đồng thời quá trình phân hủy hữu cơ cũng xảy ra chậm hơn, cây hấp thụ ít dinh dưỡng hơn.
  • Trên đây là những lưu ý và thời gian thích hợp để bà con nông dân chăm bón cây cà phê cho hiệu quả nhất. Chúc bà con thành công cùng với vụ mùa bội thu

Các bước pha trà

Đây là cách pha trà 7 bước được Rainbow khuyến khích. Các bạn cần có: trà, ấm chén và chuyên trà để bắt đầu

  1. Đun nước : Một lần nữa chắc chắn rằng nước bạn có là nước đóng chai đã được lọc, không phải nước khoáng hay nước máy. Hầu hết các loại trà đều pha trà dưới nhiệt độ sôi, trong khoảng 75°C – 98°C tuỳ loại.
  2. Làm nóng ấm chén: Khi ấm đun nước gần đạt độ sôi, bạn rót nước vào ấm, đậy nắp lại. Khi ấm trà nóng lên, bạn rót hết nước ra chuyên trà và các ly.
  3. Đong trà : Cho trà vào ấm, lượng trà ít nhiều tuỳ từng loại. Thông thường là 1/5 đến 1/2 ấm trà.
  4. Đánh thức trà: rót nước nóng ngập trà và đổ đi càng nhanh càng tốt..
    • Đây không phải là nước để uống. Nó có tác dụng “đánh thức” để các lá trà bắt đầu nở ra.
    • Nước nóng đánh thức trà không phải là nước sôi.
  5. Hãm trà: Đổ nước nóng vào đầy ấm, đậy nắp ấm và hãm trà trong khoảng 10-40 giây tuỳ loại trà. Đây là công đoạn quan trọng nhất. Hãy đảm bảo nhiệt độ nước và thời gian hãm phù hợp với loại trà.
  6. Rót trà: sau 10-40 giây, rót hết nước từ ấm trà vào chuyên. Rồi từ chuyên mới rót ra các chén uống trà. Chuyên trà lúc này rất quan trọng, giúp bạn ngừng ngay quá trình hãm trà trong ấm. Bạn nên rót nhanh và rót hết nước trong ấm ra chuyên.
    • Đảm bảo nước trong ấm được rót ra hết, không để nước dư trong ấm.
    • Mở nắp ấm sau khi rót trà ra chuyên, để trà không bị “nẫu” vì nhiệt độ cao trong ấm.
  7. Hãm trà lần tiếp theo : Lặp lại bước 5 và bước 6 cho các lần pha tiếp theo. Lần hãm sau thường có thời gian lâu hơn so với lần pha trước.
    • Nếu nước trà đầu tiên quá nhạt hoặc quá đậm, hãy điều chỉnh thời gian ở lần hãm tiếp theo.
    • Trà ngon và pha khéo, bạn có thể lặp lại 5-8 lần hãm trà, trước khi hương vị trở nên quá nhạt.

Một số mẹo nhỏ giúp pha trà ngon

  1. Hãy bắt đầu với những chiếc ấm nhỏ và thành mỏng, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nếu bạn mới bắt đầu, nên chọn một chiếc ấm thủy tinh hoặc ấm sứ để pha trà. Hai loại ấm này sẽ phản ánh trung thực vị trà, và không để lại mùi, nên bạn có thể pha được nhiều loại trà khác nhau.
  2. Nước máy không thể phà trà được. Đơn giản nhất là dùng các loại nước đóng chai (nhưng không phải là nước khoáng)
  3. Không cần có nhiệt kế để đo nhiệt độ. Bạn có thể giảm nhiệt độ nước bằng cách đun sôi và để nguội dần. Nước đun trong bình siêu tốc, sau 5 phút sẽ giảm còn khoảng 83°C
  4. Sợi trà nhỏ, mỏng, xốp pha nhiệt độ thấp. Sợi trà lớn, chắc pha nhiệt độ cao. Trà xanh pha nhiệt độ thấp hơn. Trà ô long, trà đen cần nhiệt độ cao hơn.
  5. Nếu muốn hương vị đậm hơn, hãy tăng lượng trà, không phải tăng nhiệt độ hay ngâm lâu hơn.
  6. Không có một đáp án hoàn toàn chính xác về nhiệt độ nước, thời gian pha và định lượng trà cho mỗi loại trà. Hãy thử gia giảm 3 yếu tố đó để khám phá đáp án của chính bạn
Các sản phẩm Trà pha ấm của Robinson Farm

9 cách để phân biệt cà phê thật và cà phê giả

Nhiều người tiêu dùng hoang mang, không biết cách làm như thế nào để có thể phân biệt cà phê thật – giả, và lại càng không biết làm sao phân biệt cho đúng và đơn giản nhất.

  • Cà phê là một loại hạt rất đặc biệt và cũng rất khác biệt, có thể dễ dàng phân biệt cà phê nguyên chất và không nguyên chất, bột cà phê với bột của các loại hạt ngũ cốc khác. Để bảo đảm cho sức khỏe và khẩu vị thưởng thức cà phê nguyên chất, người tiêu dùng cần ghi nhớ một số chi tiết cơ bản về thuộc tính cà phê.
Cà phê hạt Lion Café

1, Xét về khối lượng riêng

  • Khối lượng (hoặc thể tích) của bột cà phê rang bao giờ cũng lớn hơn khối lượng (hoặc thể tích) của bột hạt đậu nành (đỗ tương) và bắp (ngô) rang.
  • Hạt cà phê có một đặc điểm khác hẳn các loại hạt khác là khi rang lên đến 1 nhiệt độ nhất định sẽ nở lớn và thể tích tăng từ 1,5-2 lần và trọng lượng giảm từ 20-30%.
  • Cho nên, bột cà phê thật luôn luôn có khối lượng riêng thấp hơn bột các loại ngũ cốc khác và từ đó thể tích (hay khối lượng) của 1 kg bột cà phê luôn luôn lớn hơn thể tích của bột các loại ngũ cốc rang.
  • Nếu có điều kiện so sánh, hãy thử cầm trong tay trong 2 bịch 500g, bịch nào chứa cà phê, (hay chứa tỷ lệ bột cà phê nhiều) thì sẽ đầy hơn, to hơn, khối lượng bột chứa bên trong nhiều hơn nên chúng ta có cảm tưởng bịch cà phê nguyên chất nhẹ hơn. 

2, Xét về độ xốp của bột cà phê

  • Nhìn theo cảm quan, bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp, tơi và rời. Bột của hạt ngũ cốc khác thường dính lại, ít tơi bong hơn. Nếu có 1 bịch cà phê nguyên chất và một bịch cà phê giả, hãy thử mở 2 bịch ra, lấy 2 chén nước, múc 2 muỗng bột của 2 bịch đổ lên mặt nước. Bột cà phê nguyên chất xốp nhẹ, có khối lượng riêng thấp, nên có khuynh hướng nổi lên trên, còn bột của các hạt ngũ cốc khác có khối lượng riêng lớn hơn, nên chìm xuống nhanh hơn.
  • Ngoài ra, hạt cà phê rang rất giòn, có cấu trúc sợi cellulose đồng đều, dễ vỡ và vỡ đều trong cối xay, nên bột cà phê xay ra có độ xốp, mịn tương đối đồng đều. Trái lại các loại hạt đậu, bắp rang, khi xay bột độ mịn không đồng đều nên không có độ tơi xốp như bột cà phê nguyên chất.

3, Độ mịn bột cà phê

  • Bột cà phê nguyên chất xay ra có độ xốp, mịn tương đối đồng đều. Tuy nhiên, hạt đậu, bắp rang, khi xay bột độ mịn không đồng đều, bột xay ra to nhỏ khác nhau, có ánh lên một số hạt xay to hơi óng ánh là màu của đậu nành xay.

4, Xét về màu của bột cà phê

  • Khi rang đến nhiệt độ và thời gian thích hợp…bột cà phê nguyên chất có màu nâu đậm. Nếu hạt cà phê rang chưa đến nhiệt độ và thời gian nổ lần 1, tức là ở giai đoạn medium (rang vừa) hoặc light (rang nhạt), thì bột có màu vàng sáng vị chua, và mùi nồng. Hạt bắp rang để độn vào cà phê thường có màu “đen” đậm. Nếu bạn nhìn thấy bột trong 1 bịch cà phê có màu nâu đậm ngã vàng, thể tích nhỏ, nhưng cầm nặng tay là tỷ lệ đậu nhiều. Bột cà phê có màu đen thui thể tích cũng nhỏ là có trộn nhiều bắp.

5, Mùi của bột cà phê

  • Nhiều người vẫn bị nhầm lẫn và đánh giá cao mùi của hương liệu hóa học được tẩm vào đậu, bắp bởi vì họ ít có dịp ngửi mùi cà phê bột nguyên chất.
  • Bột cà phê nguyên chất có mùi vị rất dễ chịu, đặc trưng. Ngược lại, bắp và đậu nành có mùi hơi tanh, gắt và mùi hăng hắt của hương liệu tẩm vào, bao gồm mùi caramen và chất tạo mùi cà phê.   

6, Xét về trạng thái bột cà phê nguyên chất khi pha

  • Đây là điểm rất dễ dàng nhận biết để phân biệt chính xác cà phê nguyên chất với cà phê độn hay bột của các loại hạt ngũ cốc khác. 
  • Khi chế nước sôi 100 độ C vào phin chứa cà phê thật, lập tức bột cà phê sẽ nở phồng lên, sủi bột mạnh, thậm chí tràn ra cả ngoài phin. Nếu sau khi cho vài muỗng bột (khoảng 20-25g) vào phin, bạn chế nước sôi vào mà thấy bột trong phin không nở phồng lên, trái lại còn bẹp xuống, lịm xuống và bốc mùi thơm thì chắc chắn trong phin có rất rất ít cà phê, và thậm chí trong loại bột này có tỷ lệ phần trăm rất nhiều bột của các loại hạt khác được tẩm hương liệu nhân tạo nồng độ cao.
  • Bột bắp, bột đậu rang khi gặp nước sôi trở nên dẻo, dính và xẹp xuống do các loại ngũ cốc luôn có chứa nhiều tinh bột. Trái lại cà phê được cấu tạo bởi các hợp chất cao phân tử cellulose, chứa rất ít tinh bột. Quá trình rang hạt cà phê nở lớn, bên trong tạo ra các khoang không khí, gặp nước sôi, không khí bên trong nở lớn, làm sủi bọt bột cà phê và khiến bột cà phê thật trào lên trong phin. 

7, Độ sánh của nước cà phê

  • Nước của ly cà phê nguyên chất có độ sánh hầu như không đáng kể. Nước của bột cà phê độn bắp rang hay bột đậu rang chứa rất nhiều tinh bột, nên rất sánh, rất đặc kẹo, thậm chí là sánh dẻo. 

8, Xét về hương và vị của cà phê

  • Cà phê khi rang với thời gian đủ và đạt đến nhiệt độ thích hợp sẽ cho ly cà phê nguyên chất có vị đắng thanh xen lẫn vị chua nhẹ nhàng. Vị chua thanh nhẹ nhàng này khác với vị chua của cà phê bị hư do tinh bột để qua đêm. 
  • Nếu quen với mùi cà phê nguyên chất thì sẽ phát hiện ra mùi hóa chất tuy giả khá giống mùi cà phê nhưng vẫn là giả, vẫn mang hương vị gay gắt, tuy mạnh mẽ, dai dẳng và gây cảm giác nặng nề, không giống như mùi thanh của chính hạt cà phê đích thực…
  • 9, Bọt của cà phê
  • Cà phê nguyên chất khi đánh lên với đường cũng tạo ra 1 ít bọt màu nâu sáng rất đẹp, đồng đều về kích cỡ, đục hơn, trông dày hơn nhưng nhanh xẹp xuống. Nhưng có 1 số người tiêu dùng ngộ nhận và yêu cầu quá đáng về ly cà phê phải có bọt đẹp. Để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng hầu giữ khách và thu lợi nhuận, một số nhà sản xuất cho chất tẩy rửa bề mặt vào cà phê để tạo bọt. Nếu bọt mỏng tanh, có óng ánh màu cầu vồng, đánh lên đầy cả ly và rất lâu tan nhìn ly cà phê có vẻ khá đẹp thì chắc chắn đấy là bọt của nước tẩy rửa.

7 lợi ích sức khỏe của hạt điều

7 lợi ích sức khỏe của hạt điều

  • Cây điều có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Brazil, được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới. Ấn Độ và Nigeria là nước sản xuất các sản phẩm điều rất lớn và uy tín. Ngoài ra, cây điều còn được trồng ở Việt Nam, Bờ Biển Ngà, Pakistan và Indonesia. Tuy nhiên, khi nói đến cây điều, người ta chủ yếu nói đến hạt của loại cây này bởi hạt điều có khả năng ngừa ung thư, nuôi dưỡng tóc và da, chăm sóc cho sức khỏe của xương, giảm cân, ngăn chặn sỏi mật và nhiều lợi ích sức khỏe khác.

1. Ngăn ngừa ung thư

  • Hạt điều chứa proanthocyanidins – được chứng minh là loại flavonoid có thể ngăn chặn các tế bào ung thư tái sản xuất và tiêu diệt tế bào ung thư. Trong thực tế, các nghiên cứu cho thấy hàm lượng đồng cao trong hạt điều cũng giúp tránh khỏi các gốc tự do cũng như cung cấp nguồn phytochemical và chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể.

2. Nuôi dưỡng tóc và da

Hạt điều rất giàu hàm lượng đồng – một thành phần cấu thành quan trọng của tyrosinase. Loại enzym này giúp chuyển đổi tyrosin thành melanin – tạo ra các sắc tố màu trong tóc và da.

Hạt điều
Hạt điều có khả năng ngừa ung thư, chăm sóc cho sức khỏe
  • Hạt điều có chứa lượng axit oleic phong phú. Loại chất béo không bão hòa đơn này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và làm giảm nồng độ triglyceride. Ngoài ra, magie trong hạt điều có thể giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa các cơn đau tim. Bệnh mạch vành và nguy cơ tim mạch có thể được giảm bằng cách thường xuyên ăn hạt điều do không chứa cholesterol và chất chống oxy hóa.

4. Tốt cho sức khỏe của xương

  • Hạt điều cũng chứa magie – một khoáng chất bổ sung và kết hợp với canxi để tái tạo thành phần của xương. Ngoài ra, đồng trong hạt điều cung cấp sự linh hoạt cho xương và khớp.

5. Tốt cho thần kinh

  • Không chỉ tốt cho xương, hàm lượng magie trong hạt điều cũng cung cấp lợi ích cho hệ thần kinh và cơ bắp. Magie giữ cho các mạch máu và cơ bắp được thả lỏng và nghỉ ngơi bằng cách làm chậm dòng chảy của canxi vào các tế bào thần kinh.
  • Nghiên cứu này chứng minh rằng magiê giúp giảm tần suất các cuộc tấn công đau nửa đầu, hạ huyết áp và giúp ngăn ngừa các cơn đau tim. Ngược lại, thiếu magiê trong cơ thể có thể gây ra cao huyết áp, căng cơ và mệt mỏi.

6. Cải thiện chức năng não

  • Hạt điều có thể giúp tăng oxy lên não. Hạt điều đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện trí nhớ. Điều này là do các chất béo không bão hòa đa, chất béo không bão hòa đơn – 2 loại chất béo có tác động đến quá trình sản sinh tế bào não. Điều tuyệt vời là hạt điều có hàm lượng cao cả 2 loại chất béo này.

7. Giảm cân

Những người ăn hạt điều 2 lần/tuần có xu hướng tránh được béo phì. Khoảng 75% chất béo chứa trong hạt điều là chất béo không bão hòa – một chất béo tốt cho cơ thể.

  • Ngoài ra, hạt điều có chứa một lượng lớn chất xơ. Chất béo tốt trong hạt điều có thể giúp bạn giảm cân mà vẫn cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Hạt điều cũng giúp tạo thuận lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể.Hiện tại Rainbow có các dòng sản phẩm Hạt Điều
  • Được lựa chọn kỹ lưỡng từ những hạt điều tươi qua quy trình khép kín sấy và đóng gói, không những đảm bảo nguyên vẹn hương vị đặc trưng và thành phần dinh dưỡng của hạt điều, mà Hạt Điều Vỏ Lụa Rang Muối Robinson Farm còn sở hữu những hạt đều, chắc, to và đẹp mắt với màu vàng nhạt thể hiện độ mới của sản phẩm. Đặc biệt, hàm lượng đường rất ít trong sản phẩm, điều đó rất có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

Vlogger nổi tiếng của Mỹ khen cà phê Việt Nam ngon nhất thế giới

 Nếu như bạn đang phân vân không biết cà phê Việt Nam của chúng ta trong mắt du khách nước ngoài sẽ như thế nào thì…Một tin vui cho bạn đây, vlogger người Mỹ nổi tiếng đã tấm tắc khen rằng cà phê Việt Nam không chỉ ngon mà còn là NGON NHẤT THẾ GIỚI!!!

“Tại Việt Nam, cà phê không chỉ đơn giản là một loại đồ uống. Đó là niềm tự hào và giá trị truyền thống của người Việt. Dù bạn thích hay không thích cà phê, bạn chắc chắn sẽ yêu món cà phê Việt Nam” – Markian Benhamou (Vlogger nổi tiếng người Mỹ)

Chàng trai này chính là Markian Benhamou sinh năm 1998, một Vlogger đầy triển vọng và đang ngày càng được giới trẻ yêu mến. Facebook cá nhân của chàng trai này sở hữu 4,1 triệu người theo dõi, kênh Youtube cá nhân đăng tải các video hài hước với 410,000 người đăng ký.

Video này được Markian đặt tên là Coffee in Vietnam (Cà phê ở Việt Nam), hiện tại video đã đạt hơn 4,2 triệu lượt xem, 14.000 lượt chia sẻ và hơn 6.000 bình luận trên Facebook. Được biết trong chuyến thăm Việt Nam gần đây cùng 2 Vlogger nổi tiếng khác là Nuseir Yassin (chủ kênh Nas Daily) và Agon Hare (chủ kênh Project Nightfall), Markian đã có cơ hội thưởng thức cà phê Việt Nam. Anh ca ngợi Việt Nam như một quốc gia có cà phê ngon nhất thế giới.

Vlogger Markian Benhamou Khen Cà phê Việt Nam ngon nhất thế giới

Mở đầu video, Markian ngay lập tức khẳng định anh không uống cà phê vì nó đắng, đắt và rất dở. Tuy nhiên sau khi thưởng thức cà phê tại Việt Nam, anh rất ngạc nhiên về hương vị của chúng, thậm chí anh chàng trai còn khẳng định rằng: “Việt Nam là quốc gia tuyệt vời nhất trên thế giới để bạn thưởng thức cà phê”

Anh nhận định Việt Nam là quốc gia có cách chế biến cà phê rất khác biệt. Thủ phủ cà phê của châu Á có thể pha chế cà phê với dừa, sữa đặc, và trứng và lạ thay chúng rất ngon thay vì chỉ pha chế với sữa tươi như các quốc gia khác.

Cũng ở Việt Nam, Markian nhận ra chỉ có 40 cửa hàng Starbucks đã xuất hiện tại đây. Anh lý giải người Việt chuộng các quán cà phê nội với mức giá phải chăng hơn là uống cà phê tại chuỗi đồ uống hàng đầu thế giới. Số tiền bỏ ra cho 1 cốc Starbucks có thể mua được 10 cốc cà phê bình thường tại Việt Nam.

Markian cũng đặc biệt ấn tượng với món cà phê phin, khi người thưởng thức phải đợi tới 30 phút để từng giọt cà phê chảy xuống lớp sữa đặc phía dưới. Tuy nhiên đây cũng là quãng thời gian họ có thể dành để trò chuyện với bạn bè, hoặc suy nghĩ về các vấn đề riêng của mình.

“Thưởng thức cà phê phin và bạn sẽ yêu luôn món cà phê tại Việt Nam. Tôi chưa bao giờ thích cà phê nhưng tôi đang dần bị chinh phục rồi đấy”, Markian chia sẻ.

Vlogger Markian Benhamou Khen Cà phê Việt Nam ngon nhất thế giới

Sau khi trải nghiệm cà phê Việt, Vlogger người Mỹ đã thay đổi quan điểm về cà phê. Anh nói: “Cà phê ở đây rẻ và ngon. Nó ngọt lịm!”. Tuy nhiên, Vlogger 21 tuổi cũng cảnh báo người xem rằng đừng để vị ngọt đánh lừa bởi cà phê Việt Nam khá mạnh. Trong một vài trường hợp, người uống cà phê có thể bị run rẩy, đi đứng loạng choạng.

Để kết lại, Vlogger Mỹ nhận định: “Tại Việt Nam, cà phê không chỉ đơn giản là một loại đồ uống. Đó là niềm tự hào và giá trị truyền thống của người Việt. Dù bạn thích hay không thích cà phê, bạn chắc chắn sẽ yêu món cà phê Việt Nam”.

Ngay phía dưới, video chia sẻ về món cà phê Việt Nam của Markian đã nhận được nhiều sự ủng hộ và phản hồi từ cộng đồng Facebook. 

Việt Nam như một quốc gia có cà phê ngon nhất thế giới

Tạm dịch: Tò mò về món cà phê trứng là một trong những lý do khiến tôi đến Hà Nội. Tôi yêu hương vị của cà phê trứng. Em tôi, dù không phải fan của cà phê, cũng thích món này. Chúng tôi cũng thử nhiều loại khác như cà phê sữa, cà phê sữa dừa, cà phê phin. Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng hãy chờ đến lúc được thưởng thức và bạn sẽ hiểu, các món này sẽ không làm bạn thất vọng. Tôi chưa bao giờ thưởng thức loại cà phê nào tuyệt vời như cà phê Việt Nam, một món chắc chắn ai cũng phải thử.

Đánh giá khách hàng được uống cà phê Việt Nam

Tạm dịch: Tôi đã từng uống cà phê Việt Nam khi tôi đến TPHCM vào năm ngoái. Mùi rất thơm và vị rất tuyệt vời.

Cách đây không lâu, CNN cũng bình chọn Việt Nam là 1 trong 9 nơi uống cà phê ngon nhất thế giới. Nghe đến đây, bạn đã thực sự tự hào về cà phê của Việt Nam chúng mình chưa? Chúng tôi thì có đấy!