Theo The Guardian, doanh số bán cà phê trên toàn thế giới đã giảm, tăng rồi lại lao dốc, ảnh hưởng nặng nề đến các nhà sản xuất.

Quy mô của sự suy thoái đối với ngành cà phê được phản ánh qua số liệu từ các quốc gia có thị trường cà phê lớn nhất thế giới.

Covid-19 bùng phát trở lại và những dự đoán về tương lai | Jio Health

Theo Euromonitor International tại Mỹ, thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, dự kiến doanh số bán hàng tại các quán trà và cà phê chuyên nghiệp sẽ giảm gần 11% vào năm 2020 sau nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ.

Trung Quốc, hiện là thị trường tiêu thụ cà phê lớn thứ hai thế giới, tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ giảm từ hơn 40% xuống chỉ còn 1,6%.

Các chuỗi cửa hàng cà phê quốc tế như Starbucks hay Costa hoạt động tại hơn 30 quốc gia đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nhu cầu tiêu thụ cà phê ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia và khắp Đông Âu.

Tuy nhiên mức tiêu thụ trong năm nay ở các nước nói trên không đáp ứng được kì vọng của các nhà sản xuất.

Tại Nam Âu, đặc biệt là Italia và Tây Ban Nha, với văn hoá truyền thống uống cà phê và phát triển ngành du lịch, cũng đã ghi nhận mức tiêu thụ loại đồ uống này giảm mạnh.

Theo Ngân hàng Rabobank, tập đoàn cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu cho lĩnh vực thực phẩm, do thị trường đã thu hẹp cho nên nhập khẩu ròng của các nước mua cà phê đã giảm gần 6% trong ba tháng quí II so với cùng kì năm ngoái, với số liệu của Mỹ và Nhật Bản đặc biệt thấp.

Nhà phân tích Carlos Mera của tập đoàn này cho biết thị trường đang hy vọng về sự phục hồi trong thương mại trong khi doanh số bán cà phê viên nén đã tăng lên.

Tuy nhiên đại dịch COVID-19 đã đẩy thị trường cà phê vốn đã biến động vào tình trạng thăng trầm sâu sắc.

Giá cà phê trên thị trường toàn cầu tăng vọt trong tháng 2 và tháng 3 khi thế giới tích trữ hàng hóa trong bối cảnh nền kinh tế bị đe dọa từ đại dịch COVID-19.

Giá cà phê sau đó giảm mạnh hơn 1/4 vào giữa tháng 6 khi nhiều cửa hàng cà phê trên thế giới đóng cửa, trước khi tăng mạnh trở lại.

Theo Mera, giá cả không chỉ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhu cầu và biến động của đồng USD mà trong đó cà phê thường được giao dịch, mà còn do các quĩ đầu tư đổ vào hàng hóa như một giải pháp thay thế cho thị trường chứng khoán đang lao dốc.

Những thay đổi đó có khả năng tác động trên diện rộng đối với các nhà sản xuất, vốn đang phải vật lộn để đối phó với giá cà phê giảm và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã làm cho việc trồng trọt trở nên khó khăn hơn, chẳng hạn như làm gia tăng tỉ lệ dịch bệnh ở một số vùng.

Becky Forecast, giám đốc chuỗi cung ứng tại tập đoàn thương mại Fairtrade cho biết: “Sự biến động của giá cà phê là một vấn đề lớn và cuộc khủng hoảng COVID-19 đã làm trầm trọng thêm điều đó”.

Bà Forecast cho biết thêm rằng những thay đổi về giá khiến việc lập kế hoạch trước và bù đắp chi phí trở nên khó khăn, khiến cho cách thức tiến hành kinh doanh của Fairtrade, đảm bảo mức giá tối thiểu cho người sản xuất, trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

“Sự đảm bảo đó không chỉ quan trọng đối với người nông dân mà còn là sự bền vững lâu dài của cà phê. Nếu người nông dân không trang trải chi phí sản xuất thì sẽ có rất ít động lực để tiếp tục canh tác”.

Tin tốt cho các quốc gia sản xuất cà phê là hầu hết những nước trồng cà phê lớn nhất thế giới, bao gồm cả Brazil, đã có thể thu hoạch vụ mùa của họ bất chấp cuộc khủng hoảng COVID-19 làm chậm lại quá trình vận chuyển.

Tuy nhiên bà Forecast cũng cho biết: “Có một mối lo ngại lớn rằng nhu cầu sẽ không tăng trở lại or what people are consuming domestically won’t balance out what they were buying out of home.”

Theo Kinh tế và tiêu dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *