Author Archives: admin

9 cách để phân biệt cà phê thật và cà phê giả

Nhiều người tiêu dùng hoang mang, không biết cách làm như thế nào để có thể phân biệt cà phê thật – giả, và lại càng không biết làm sao phân biệt cho đúng và đơn giản nhất.

Cà phê là một loại hạt rất đặc biệt và cũng rất khác biệt, có thể dễ dàng phân biệt cà phê nguyên chất và không nguyên chất, bột cà phê với bột của các loại hạt ngũ cốc khác. Để bảo đảm cho sức khỏe và khẩu vị thưởng thức cà phê nguyên chất, người tiêu dùng cần ghi nhớ một số chi tiết cơ bản về thuộc tính cà phê.

1, Xét về khối lượng riêng

Khối lượng (hoặc thể tích) của bột cà phê rang bao giờ cũng lớn hơn khối lượng (hoặc thể tích) của bột hạt đậu nành (đỗ tương) và bắp (ngô) rang.

Hạt cà phê có một đặc điểm khác hẳn các loại hạt khác là khi rang lên đến 1 nhiệt độ nhất định sẽ nở lớn và thể tích tăng từ 1,5-2 lần và trọng lượng giảm từ 20-30%.

Cho nên, bột cà phê thật luôn luôn có khối lượng riêng thấp hơn bột các loại ngũ cốc khác và từ đó thể tích (hay khối lượng) của 1 kg bột cà phê luôn luôn lớn hơn thể tích của bột các loại ngũ cốc rang.

Nếu có điều kiện so sánh, hãy thử cầm trong tay trong 2 bịch 500g, bịch nào chứa cà phê, (hay chứa tỷ lệ bột cà phê nhiều) thì sẽ đầy hơn, to hơn, khối lượng bột chứa bên trong nhiều hơn nên chúng ta có cảm tưởng bịch cà phê nguyên chất nhẹ hơn. 

2, Xét về độ xốp của bột cà phê

Nhìn theo cảm quan, bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp, tơi và rời. Bột của hạt ngũ cốc khác thường dính lại, ít tơi bong hơn. Nếu có 1 bịch cà phê nguyên chất và một bịch cà phê giả, hãy thử mở 2 bịch ra, lấy 2 chén nước, múc 2 muỗng bột của 2 bịch đổ lên mặt nước. Bột cà phê nguyên chất xốp nhẹ, có khối lượng riêng thấp, nên có khuynh hướng nổi lên trên, còn bột của các hạt ngũ cốc khác có khối lượng riêng lớn hơn, nên chìm xuống nhanh hơn.

Ngoài ra, hạt cà phê rang rất giòn, có cấu trúc sợi cellulose đồng đều, dễ vỡ và vỡ đều trong cối xay, nên bột cà phê xay ra có độ xốp, mịn tương đối đồng đều. Trái lại các loại hạt đậu, bắp rang, khi xay bột độ mịn không đồng đều nên không có độ tơi xốp như bột cà phê nguyên chất.

3, Độ mịn bột cà phê

Bột cà phê nguyên chất xay ra có độ xốp, mịn tương đối đồng đều. Tuy nhiên, hạt đậu, bắp rang, khi xay bột độ mịn không đồng đều, bột xay ra to nhỏ khác nhau, có ánh lên một số hạt xay to hơi óng ánh là màu của đậu nành xay.

4, Xét về màu của bột cà phê

Khi rang đến nhiệt độ và thời gian thích hợp…bột cà phê nguyên chất có màu nâu đậm. Nếu hạt cà phê rang chưa đến nhiệt độ và thời gian nổ lần 1, tức là ở giai đoạn medium (rang vừa) hoặc light (rang nhạt), thì bột có màu vàng sáng vị chua, và mùi nồng. Hạt bắp rang để độn vào cà phê thường có màu “đen” đậm. Nếu bạn nhìn thấy bột trong 1 bịch cà phê có màu nâu đậm ngã vàng, thể tích nhỏ, nhưng cầm nặng tay là tỷ lệ đậu nhiều. Bột cà phê có màu đen thui thể tích cũng nhỏ là có trộn nhiều bắp.

5, Mùi của bột cà phê

Nhiều người vẫn bị nhầm lẫn và đánh giá cao mùi của hương liệu hóa học được tẩm vào đậu, bắp bởi vì họ ít có dịp ngửi mùi cà phê bột nguyên chất.

Bột cà phê nguyên chất có mùi vị rất dễ chịu, đặc trưng. Ngược lại, bắp và đậu nành có mùi hơi tanh, gắt và mùi hăng hắt của hương liệu tẩm vào, bao gồm mùi caramen và chất tạo mùi cà phê.   

6, Xét về trạng thái bột cà phê nguyên chất khi pha

Đây là điểm rất dễ dàng nhận biết để phân biệt chính xác cà phê nguyên chất với cà phê độn hay bột của các loại hạt ngũ cốc khác. 

Khi chế nước sôi 100 độ C vào phin chứa cà phê thật, lập tức bột cà phê sẽ nở phồng lên, sủi bột mạnh, thậm chí tràn ra cả ngoài phin. Nếu sau khi cho vài muỗng bột (khoảng 20-25g) vào phin, bạn chế nước sôi vào mà thấy bột trong phin không nở phồng lên, trái lại còn bẹp xuống, lịm xuống và bốc mùi thơm thì chắc chắn trong phin có rất rất ít cà phê, và thậm chí trong loại bột này có tỷ lệ phần trăm rất nhiều bột của các loại hạt khác được tẩm hương liệu nhân tạo nồng độ cao.

Bột bắp, bột đậu rang khi gặp nước sôi trở nên dẻo, dính và xẹp xuống do các loại ngũ cốc luôn có chứa nhiều tinh bột. Trái lại cà phê được cấu tạo bởi các hợp chất cao phân tử cellulose, chứa rất ít tinh bột. Quá trình rang hạt cà phê nở lớn, bên trong tạo ra các khoang không khí, gặp nước sôi, không khí bên trong nở lớn, làm sủi bọt bột cà phê và khiến bột cà phê thật trào lên trong phin. 

7, Độ sánh của nước cà phê

Nước của ly cà phê nguyên chất có độ sánh hầu như không đáng kể. Nước của bột cà phê độn bắp rang hay bột đậu rang chứa rất nhiều tinh bột, nên rất sánh, rất đặc kẹo, thậm chí là sánh dẻo. 

8, Xét về hương và vị của cà phê

Cà phê khi rang với thời gian đủ và đạt đến nhiệt độ thích hợp sẽ cho ly cà phê nguyên chất có vị đắng thanh xen lẫn vị chua nhẹ nhàng. Vị chua thanh nhẹ nhàng này khác với vị chua của cà phê bị hư do tinh bột để qua đêm. 

Nếu quen với mùi cà phê nguyên chất thì sẽ phát hiện ra mùi hóa chất tuy giả khá giống mùi cà phê nhưng vẫn là giả, vẫn mang hương vị gay gắt, tuy mạnh mẽ, dai dẳng và gây cảm giác nặng nề, không giống như mùi thanh của chính hạt cà phê đích thực…

9, Bọt của cà phê

Cà phê nguyên chất khi đánh lên với đường cũng tạo ra 1 ít bọt màu nâu sáng rất đẹp, đồng đều về kích cỡ, đục hơn, trông dày hơn nhưng nhanh xẹp xuống. Nhưng có 1 số người tiêu dùng ngộ nhận và yêu cầu quá đáng về ly cà phê phải có bọt đẹp. Để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng hầu giữ khách và thu lợi nhuận, một số nhà sản xuất cho chất tẩy rửa bề mặt vào cà phê để tạo bọt. Nếu bọt mỏng tanh, có óng ánh màu cầu vồng, đánh lên đầy cả ly và rất lâu tan nhìn ly cà phê có vẻ khá đẹp thì chắc chắn đấy là bọt của nước tẩy rửa.

NHỮNG LỢI ÍCH CHO SỨC KHỎE KHI SỬ DỤNG NGŨ CỐC DINH DƯỠNG

Ngũ cốc dinh dưỡng là một trong những sản phẩm có lợi cho sức khỏe nhất . Ngũ cốc có ích trong việc giảm cân, giảm lượng đường trong máu và giảm rủi ro về bệnh tim mạch. Cụ thể khi dùng ngũ cốc dinh dưỡng hàng ngày bạn sẽ có nhiều lợi ích, cụ thể lợi ích đó là gì hãy cùng tham khảo nhé.

Ngũ cốc là thực phẩm giàu dinh dưỡng

Ngũ cốc dinh dưỡng chứa nhiều tinh bột, chất xơ và chất xơ beta-glucan (1,2,3)

Chúng cũng chứa lượng protein và chất béo hơn hẳn những loại hạt khác. Cùng với đó, chúng cũng chứa nhiều vitamin, chất khoáng, thành phần chống oxy hóa.

 Ngũ cốc các loại hạt dinh dưỡng giàu chất chống oxy hóa, bao gồm Avenanthramides

Avenanthramides có tác dụng trong phòng ngừa cao huyết áp bằng cách làm tăng sự sản sinh nitric oxide trong cơ thể. Nitric oxide mang lại tác dụng làm nở mạch máu, dẫn tới một hệ tuần hoàn tốt hơn cho cơ thể.

Thêm vào đó, Avenanthramides còn mang lại tác dụng chống viêm, chống ngứa.

Ngũ cốc các loại hạt dinh dưỡng bao gồm nhiều chất xơ hòa tan, còn gọi là Beta-Glucan

Chất xơ Beta-Glucan giúp giảm LDL(cholesterol xấu gây ra tắc thành mạch máu) và mức cholesterol, giảm đường trong máu và phản ứng insulin. Ngoài ra ngũ cốc dinh dưỡng còn có tác dụng làm đầy và tăng lượng lợi khuẩn hệ tiêu hóa.

 Ngũ cốc giúp giảm lượng Cholesterol và bảo vệ cơ thể khỏi những mối nguy hại của LDL Cholesterol

Với chất cơ Beta-Glucan trong ngũ cốc dinh dưỡng organic sẽ giải quyết nguyên nhân gây đến các vấn đề về tim mạch, nhất là hiểm họa từ việc có nhiều cholesterol trong máu.

 Ngũ cốc các loại hạt dinh dưỡng giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Đái tháo đường loại 2 là một căn bệnh phổ biến, đặc trưng bởi việc hàm lượng đường trong máu tăng quá nhanh. Nó thường là kết quả của sự làm việc kém hiệu quả của hóc-môn insulin

Ngũ cốc dinh dưỡng GAMA 5in1 giúp làm giảm lượng đường trong máu, đặc biệt tốt cho những người thừa cân hoặc đái tháo đường loại 2. Chúng cũng giúp nâng cao sự nhạy bén và hoạt động của insulin.

 Ăn ngũ cốc các loại hạt dinh dưỡng sau giờ ăn , thêm dinh dưỡng, thêm cân nặng

1 cốc ngũ cốc dinh dưỡng GAMA Organic 5in1 đã bằng 7 đến 9 cốc chè đậu , chè sen dinh dưỡng.vị nó rất bùi bổ béo , để tăng cân hiệu quả , bạn kết hợp với đường ..sữa ông thọ để tăng cân hiệu quả hơn.Lưu Ý uống sau giờ ăn và trước khi đi ngủ.

 Ngũ cốc các loại hạt dinh dưỡng cũng giúp bạn chăm sóc làn da

Ngũ cốc dinh dưỡng giúp chăm sóc làn da tươi trẻ hơn. Không phải ngẫu nhiên mà ngũ cốc có thể tìm thấy ở rất nhiều sản phẩm chăm sóc da, thành phần đó thường có tên là “keo bột yến mạch”

Tác dụng của ngũ cốc dinh dưỡng đối với làn da là rất tích cực, chúng còn đóng góp không nhỏ trong việc giảm triệu chứng của bệnh chàm.

 Ngũ cốc có tác dụng tốt trong việc giảm triệu chứng hen suyễn ở trẻ em

Ngũ cốc giúp giảm táo bón

Với nhiều chất xơ, ăn bột ngũ cốc dinh dưỡng sẽ đem đến chất xơ giúp giảm chứng táo bón.

 BỘT NGŨ CỐC DINH DƯỠNG NÊN MUA Ở ĐÂU ?

  • Để đảm bảo chất lượng, bạn nên chọn mua bột tại các cửa hàng, cơ sở, website nổi tiếng. Tại đây, bột ngũ cốc dinh dưỡng được người tiêu dùng tin dùng và làm nên thương hiệu của chính họ. Bột ngũ cốc dinh dưỡng GAMA  là thương hiệu nổi tiếng được nhiều người tin dùng và truyền tay nhau tại Việt Nam
  • Bột ngũ cốc dinh dưỡng tại GAMA   được chế biến với ngũ cốc nguyên hạt được thu mua từ các cánh đồng tại Lâm Đồng. Phương pháp chế biến của chúng tôi tỉ mỉ ở từng công đoạn, loại bỏ hạt hư, tạp chất và sơ chế rửa sạch đem đi rang chin. Sau đó, ngũ cốc được nghiền bằng phương pháp thủ công, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đóng gói sản phẩm kỹ càng trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.

Tác động của virus Corona đến ngành FMCG: Bài học từ đại dịch SARS

Dựa vào dữ liệu mua hàng tại Trung Quốc năm 2003, các nhà nghiên cứu dự đoán việc thay đổi hành vi tiêu dùng có thể mang đến những thách thức và cơ hội mới cho ngành FMCG trong nạn dịch Corona năm nay.

Theo đánh giá của công ty nghiên cứu Kantar Worldpanel, đại dịch SARS – Hội chứng hô hấp cấp nặng bùng nổ vào năm 2003 đã tác động đáng kể đến ngành hàng FMCG ở Trung Quốc.

Cụ thể, doanh thu ngành hàng tiêu dùng nhanh ở 15 thành phố của Trung Quốc suy giảm mạnh vào tháng 4, tháng 5 năm 2003 – đây cũng là lúc các ca nhiễm SARS đạt đỉnh điểm. Đến tháng 6, thị trường đã quay trở lại mức tăng trưởng bình thường.

Trong thời gian chiến đấu với SARS, người dân có xu hướng tích trữ thực phẩm tại nhà, điều này khiến doanh số của các cửa hàng ăn uống bị giảm rõ rệt. Ngoài ra, lượng tiêu thụ các chất tẩy rửa gia dụng và vệ sinh cá nhân cũng tăng vọt.

“Cơn ác mộng” SARS cũng mang lại lợi ích cho các siêu thị lân cận và cửa hàng tiện lợi.

Phía Kantar Worldpanel cũng nhận định rằng, năm 2003 được xem là “bước đà” cho ngành thương mại điện tử non trẻ tại Trung Quốc. Ngày 10/5/2003, Jack Ma đã sáng lập ra trang mạng mua sắm trực tuyến Taobao giữa bối cảnh khủng khiếp của đại dịch SARS, giúp người dân yên tâm hơn khi mua sắm tại nhà.

Từ tác động mạnh mẽ của đại dịch SARS đến ngành FMCG tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã đưa ra dự đoán trong thời thế khủng hoảng của dịch Corona: “Năm 2020 sẽ có một sự chuyển đổi lớn từ mua sắm trực tiếp sang các kênh thương mại điện tử. Mô hình phân phối “No Physical Contact” (Không tiếp xúc thân thể) dường như rất phù hợp với tâm lý của người tiêu dùng khi phòng bệnh tại nhà hiện nay.”

Xây dựng chiến lược cho các thị trường vi mô

Xây dựng chiến lược cho các thị trường vi mô

Từ kết quả của báo cáo, các nhà nghiên cứu đã gợi ý một cách tiếp cận khác với thị trường các nước đang phát triển ( đặc biệt là nhóm BRICS) – để lấy được thị phần tương đương hoặc lớn hơn các thị trường toàn quốc khác. Vậy để thâm nhập vào các thị trường này, các chuyên gia gợi ý những vấn đề mà các tập đoàn CPG đưa ra như sau:

  1. Phân tích điểm nóng: top 100 thành phố hàng đầu mà ta nên xây dựng sự hiện diện để đạt được tham vọng về tăng trưởng là những thành phố nào?
  2. Chọn ngành hàng: những ngành chính và phụ nào có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất ở những thành phố đó?
  3. Kiểm tra thị trường: những điều kiện thị trường cụ thể nào mà ta mong đợi?
  4. Phân bổ nguồn lực: những vùng địa lý nào nên được phân bổ nhiều nguồn lực hơn để đảm bảo tăng trưởng tương lai của ta?

Đối với các thành phố ở các quốc gia đã phát triển của thị trường phủ kín hơn và có tiềm năng tăng trưởng thấp hơn thì những câu hỏi sau là quan trọng:

  • Phân tích dữ liệu sơ bộ: những thành phố hay những thị trường vi mô nào có cơ hội tăng trưởng tốt nhất cho những sản phẩm của ta?
  • Kiểm tra sự hiện diện” chúng ta mạnh tới mức nào khi hiện diện tại các vùng có tăng trưởng cáo?
  • Định vị thị trường: ở những vùng tăng trưởng cao nào thị phần của ta dưới mức trung bình?
  • Phân bổ nguồn lực: liêu ta đã tái phân bổ các khoản đầu tư và nhân lực cho các ngành các vùng tăng trưởng cao nhất chưa?

Trả lời được những câu hỏi này có thể tạo ra cơ sở cho các quyết định về các danh mục sản phẩm, chi phí cho thị trường, nguồn lao động và việc đặt các nhà máy sản xuất hoặc các trung tâm phân phối cho các tập đoàn CPG.

Xu hướng chuyển mình sắp tới của ngành FMCG là gì?

Cải tiến mô hình kinh doanh và hiệu ứng Nữ hoàng đỏ

Tăng trưởng theo hàm số mũ là ưu tiên và cũng là phương thuốc cuối cùng để chống lại ‘Hiệu ứng Nữ hoàng Đỏ’. Hiệu ứng Nữ hoàng Đỏ được lấy từ mẫu nhân vật Nữ hoàng đỏ trong cuốn sách “Alice lạc vào xứ sở trong gương” của Lewis Carroll. Nhân vật này đã nói với Alice “Bây giờ chạy hết sức mình cũng chỉ để giữ bạn ở ngay chỗ cũ. Nếu muốn tới nơi khác, bạn phải chạy nhanh gấp 2 lần.” Cũng như vậy, lãnh đạo công ty FMCG tại Việt Nam sẽ hiểu rằng họ đang chạy trên một máy chạy bộ mà tốc độ tiếp tục tăng tốc và bộ công cụ chiến lược truyền thống của họ ngày càng trở nên thiếu hiệu quả. Đổi mới mô hình kinh doanh là cách duy nhất để nhảy vọt đặc biệt tại các nước phát triển.

Chi phí kinh doanh tăng do kết cấu thay đổi

Chi phí kinh doanh trong ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh FMCG sẽ chỉ tăng đáng kể vì nhiều lý do, trong đó, liên quan chặt chẽ tới bán lẻ bao gồm cả kênh phân phối truyền thống và các kênh thương mại điện tử. Báo cáo cho thấy mức tăng trưởng của thị trường FMCG tại kênh thương mại hiện đại ở khu vực thành thị cao hơn so với kênh thương mại truyền thống. Trong đó, tốc độ tăng trưởng FMCG tại kênh hiện đại ở khu vực thành thị tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước trong khi tốc độ tăng trưởng thị trường FMCG tại Việt Nam của kênh truyền thống tại thành thị lại giảm 2,6% so với cùng kỳ.

Chuyển đổi ngành hàng

Nó không phải là sự dư thừa nguồn cung mà thực tế đang xảy ra sự thay đổi ngành hàng tiêu dùng đến từ số đông khách hàng và nó làm nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp Shrinking-to-Glory (tổng doanh thu giảm nhưng vẫn tăng trưởng lợi nhuận) và Shrinking-to-Misery (tổng doanh thu và lợi nhuận đều giảm).

Theo báo cáo Quý I/2018 từ Nielsen Việt Nam, trong báo cáo ngành FMCG, sự sụt giảm doanh thu trên toàn quốc đã được thể hiện trong cả sáu nhóm mặt hàng FMCG lớn (Thức uống – bao gồm bia, thực phẩm, các sản phẩm từ sữa, sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân và thuốc lá). Trong 6 ngành hàng lớn, chỉ có nhóm ngành hàng đồ uống và thuốc lá có tốc độ tăng trưởng dương, đạt 0,6%. Các nhóm hàng còn lại gồm sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình, thực phẩm và sản phẩm từ sữa tất cả đều có dấu hiệu giảm sút. Nguyên nhân được cho rằng chủ yếu đến từ sự thay đổi quan niệm của người tiêu dùng về dịp lễ tết đơn giản kéo theo những thay đổi trong hành vi mua sắm chọn lọc của họ trong dịp này.

Ngành hàng được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng tốt là làm đẹp và dinh dưỡng

Tại thời điểm này, hầu hết các sản phẩm Tiêu dùng gia đình và Chăm sóc sức khỏe đang mất dần sức hấp dẫn. Xu hướng phát triển ngày càng tập trung vào phân đoạn Làm đẹp/ Dinh dưỡng. Chúng ta hy vọng các “ông lớn” đã ở phân khúc này (P&G, Unilever, Colgate-Palmolive, hay tại Việt Nam chúng ta có RAINBOW …) sẽ ‘tăng gấp đôi’ đầu tư về ngành hàng chăm sóc sắc đẹp cá nhân và mua lại/ sáp nhập. 

Thị trường FMCG tại Việt Nam, trong Quý I/ 2018 số lượng cửa hàng chuyên về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và các cửa hàng thuốc hiện đại cũng tăng gấp đôi trong 2 năm qua.

Sự cắt giảm kênh trung gian, tăng tốc đột biến cho Bán hàng trực tiếp (Direct-to-Consumer) và nguồn lực tiếp thị – quảng cáo

Dưới áp lực của lạm phát chi tiêu thương mại và đối thủ cạnh tranh mới (thương mại điện tử), các sáng kiến ​​nhằm bán hàng trực tiếp sẽ được đẩy mạnh trong ngành FMCG là gì? Nếu hầu hết thử nghiệm đều thất bại (không phải về mặt kinh tế, khác với ngoại tuyến), những nỗ lực mới sẽ được thực hiện và các mô hình kinh doanh sinh lời mới sẽ xuất hiện.

Nền tảng thương mại điện tử blockchain đầu tiên sẽ mở tại Hà Lan trong mùa hè tới với mục tiêu loại bỏ các nhà bán lẻ và dự đoán sẽ có nhiều công ty FMCG tham gia.

Các chương trình lập trình quảng cáo nội bộ và tìm nguồn cung ứng các hoạt động tiếp thị chiến lược (ví dụ: Influencers, KOLs) sẽ chỉ được tận dụng nhằm tiết kiệm chi phí, xây dựng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp và cải thiện độ chính xác của phân đoạn thị trường mục tiêu.

Hi vọng những thông tin trên đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn trả lời được cho câu hỏi FMCG là gì. Cập nhật những xu hướng chuyển mình sắp tới của ngành FMCG sẽ giúp doanh nghiệp marketing FMCG được hiệu quả.

Sự thay đổi đối với kênh phân phối FMCG truyền thống

Hiện nay, trong khi các doanh nghiệp FMCG ngày càng đa dạng chủng loại sản phẩm, mẫu mã, phân khúc và định vị thì ở phương diện phân phối, cũng diễn ra một sự thay đổi tương ứng.

Đó là sự hình thành và phát triển của kênh phân phối hiện đại (chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị mini, trung tâm thương mại) và gần đây nhất là kênh thương mại điện tử (các hệ thống như tiki, lazada hay sendo), nhằm đưa hàng hoá đến người tiêu dùng nhanh hơn, giá tốt hơn và phù hợp với thói quen, hành vi của người tiêu dùng hiện đại.

Có nhiều lý do đưa đến sự thay đổi này, nhưng theo quan điểm người viết, có 3 lý do sau.

  1. Đầu tiên, là để thích nghi với văn hoá, thói quen và hành vi mua hàng mới

Nếu trước đây người tiêu dùng cả thành thị và nông thôn chủ yếu tiếp cận sản phẩm FMCG thông qua các cửa hàng tạp hoá, đại lý thì ngày nay, khi các yếu tố như thu nhập tăng lên, văn hoá tiêu dùng, lối suy nghĩ, hành vi mua sắm thay đổi, cộng thêm sự dẫn dắt của phim ảnh, truyền thông, quảng cáo,… đã tác động đáng kể tới đối tượng này.

Tỷ lệ ngày càng nhiều người thích mua hàng ở các chuỗi cửa hàng, siêu thị mini hay trung tâm thương mại do đề cao và ưa chuộng sự tiện lợi, sản phẩm dịch vụ đa dạng, an toàn vệ sinh hoặc đơn giản là sự thể hiện giá trị / lối sống mới.

  1. Tận dụng sự phát triển của công nghệ và xu hướng sử dụng công nghệ

Trước đây, khi hàng hoá được phân phối qua hệ thống chợ và cửa hàng, ở góc độ của DN sản xuất và nhà phân phối FMCG thì việc nắm bắt, dự báo nhu cầu cầu thị trường thường không dễ dàng và mất thời gian.

Công nghệ giai đoạn này thường được các công ty lớn, có ngân sách triển khai, còn các công ty nhỏ, và đặc biệt là đối tượng nhà phân phối đông đảo thì lại không đủ nguồn lực thực hiện.

Với sự phát triển của công nghệ trong trong khoảng 5 năm trở lại đây như điện thoại thông minh, các phần mềm quản lý kho hoặc công nghệ đám mây đã cho phép công ty và nhà phân phối FMCG giải quyết nhu cầu này dễ dàng với chi phí thấp hơn nhiều lần.

Với kênh phân phối hiện đại và kênh thương mại điện tử, công nghệ được ứng dụng ở cấp độ cao và chính xác hơn thông qua hệ thống POS tại điểm bán, cung cấp báo cáo theo thời gian thực, và các công cụ theo dõi giao dịch và ghi lại lịch sử, thông tin khách hàng truy cập.

  1. Giảm chi phí cho quá trình phân phối hàng hóa, tăng hiệu quả marketing

Với kênh phân phối truyền thống, hàng hoá được vận chuyển từ công ty sản xuất, đến nhà phân phối cấp 1 (thường theo khu vực), rồi cấp 2 (theo tỉnh), đến đại lý (quận, huyện) rồi mới đến cửa hàng bán lẻ.Tiết kiệm chi phí và cải thiện hiệu quả

Toàn bộ quá trình này đưa chi phí vận chuyển lên cao và chiếm phần lớn trong tổng chi phí, tất nhiên chi phí này sau đó được chuyển vào giá bán sản phẩm.

Còn kênh phân phối FMCG truyền thống thì sao?

Cửa hàng tạp hoá – Kênh phân phói FMCG truyền thống

Dù tỷ lệ các giao dịch thực hiện qua kênh truyền thống có giảm đi, nhường chỗ cho các kênh mới thể hiện, nhưng bản thân kênh này không dễ dàng mất đi vai trò của mình.

Tóm lại, sự phát triển của các kênh phân phối mới là chắc chắn và sẽ còn mạnh mẽ trong những năm tới, nhưng kênh truyền thống vẫn không hề mất đi vai trò của mình.

Chiến lược Marketing ngành FMCG mùa COVID-19, có thể bạn chưa biết? (Phần 3)

PHẦN 3

3. Đón đầu xu hướng và cơ hội dành cho ngành FMCG mùa dịch:

Đầu năm 2020, trong khi đại dịch COVID-19 khiến cho toàn bộ nền kinh tế chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thì ngành FMCG vẫn đang phát huy tối đa tiềm lực của mình, chuyển mình từ trong tình thế khó khăn để nắm bắt cơ hội phát triển. Dự đoán được những xu hướng mới trong ngành hàng FMCG, bạn đã sẵn sàng trở thành người dẫn đầu với chiến lược marketing đầy hứa hẹn với những thay đổi vượt trội?

3.1 Sự tăng trưởng của các sản phẩm mới sau mùa dịch:

Nếu như trước đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm vệ sinh cá nhân – gia đình không quá lớn thì giờ đây, xu thế sẽ bắt đầu thay đổi khi mọi người bắt đầu nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Những nghiên cứu mới sẽ được tiến hành để đa dạng hóa loại hình sản phẩm từ xà phòng rửa tay, gel rửa tay khô cho đến giấy vệ sinh, dung dịch lau rửa…

Người dùng cũng đã nhận biết được tầm quan trọng của các tính năng làm sạch, kháng khuẩn và sẽ tiếp tục tìm kiếm những sản phẩm này nhiều hơn ngay cả khi mùa dịch qua đi. Xu hướng này không chỉ ảnh hưởng đến nhóm ngành sản phẩm vệ sinh mà còn mở rộng ở các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.

Các loại thực phẩm bổ trợ sức khỏe cũng sẽ thấy được sự khởi sắc khi người tiêu dùng quan tâm chăm lo đến sức khỏe của gia đình nhiều hơn với lối sống lành mạnh và thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, đề kháng.

3.2 Sự ra đời của các kênh bán hàng mới:

Sau mùa đại dịch, dự kiến thị phần của các trang thương mại điện tử sẽ tăng trưởng vượt bậc và sẽ trở thành một trong kênh phân phối hàng hóa chủ chốt đối với các doanh nghiệp FMCG. Với sự tiện dụng, dễ dàng mua sắm, hạn chế tương tác trực tiếp, kênh O2O (Online to Offline) và hệ thống giao nhận hàng hóa đã thực sự thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng trong tình hình hiện tại. 

Theo thống kê về hành vi tiêu dùng năm 2019 của Kantar, ¾ người Việt Nam tại bốn thành phố lớn chưa bao giờ mua hàng FMCG qua các trang điện tử, cộng với mức chi tiêu mua sắm online ngày càng có xu hướng tăng của đối tượng khách hàng hiện tại, có thể khẳng định rằng O2O sở hữu tiềm năng khổng lồ để mở rộng phạm vi khách hàng. Để bước chân vào mảnh đất màu mỡ này, doanh nghiệp có thể tiến hành hợp tác với các trang hoặc ứng dụng thương mại phổ biến hiện nay như Tiki, Lazada, Shopee,…hay tự phát triển một phần mềm để tự quản lý và chăm sóc khách hàng nếu như có tiềm lực kỹ thuật.

Sức mua vẫn chưa hạ nhiệt, nhu cầu hàng hóa – nhu yếu phẩm vẫn tăng cao, FMCG đang sở hữu những lợi điểm để “sống sót” và thậm chí phát triển trong mùa COVID-19 đầy khó khăn này. Dù vậy, để không là người thụt lùi trong cuộc chiến đầy cạnh tranh với vô vàn thương hiệu nổi bật cùng ngành hàng, các doanh nghiệp FMCG đòi hỏi những thay đổi linh hoạt, chiến dịch marketing kịp thời và thức thời.

Trên đây là những chia sẻ, nhận định, đánh giá về tác động của dịch Covid-19 đến doanh nghiệp Việt Nam cũng như cá nhân và thị trường hiện nay. Vậy nếu doanh nghiệp cần hỗ trợ, tư vấn để đưa doanh nghiệp, công việc kinh doanh của mình “Tái sinh sau dịch Covid-19” an toàn. Bạn có thể liên hệ Newday Media ngay hôm nay nhé!

Chiến lược Marketing ngành FMCG mùa COVID-19, có thể bạn chưa biết? (Phần 2)

2. Chiến lược marketing cho ngành FMCG mùa dịch: Đâu là bước đi khôn ngoan?

Với những con số tăng trưởng chung khá tích cực, FMCG vẫn là ngành có chỉ số tăng trưởng khả quan và phần nào làm chủ được cuộc chiến này. Nhận thức rõ lợi thế của mình, doanh nghiệp cần phải tận dụng thời gian tối đa, tích cực triển khai các hoạt động marketing phù hợp để giữ được sức nóng thương hiệu và giữ chân khách hàng. Cùng RAINBOW ghi lại những điều cần lưu ý cho một kế hoạch marketing ngành FMCG mùa dịch nhé!

2.1.Cơ hội vàng để quảng bá hình ảnh thương hiệu

Bản thân FMCG đã là một ngành “phản ứng nhanh” nên trong cơn sóng COVID-19 này, chắc chắn đây sẽ là những người đi tiên phong. Với những nhóm sản phẩm đang có cơ hội tăng trưởng mạnh thì đây không chỉ là cơ hội để bán hàng mà còn là thời điểm vàng để quảng bá hình ảnh thương hiệu. Gắn kết sản phẩm với các thông điệp truyền thông mùa dịch, khẳng định lại tuyên ngôn và sứ mệnh của thương hiệu là những điều các marketer nên lên kế hoạch đầu tiên.

Tuy nhiên cần lưu ý là trong giai đoạn 1 và 2, các cuộc thảo luận trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đa số sẽ xoay quanh tình hình dịch bệnh; nên nếu bạn muốn “mượn” cơn sóng ấy để kể câu chuyện thương hiệu thì cần cẩn trọng đến các thông điệp đưa ra nhé!

Thứ hai, doanh nghiệp có thể cân nhắc tiến hành các chương trình CSR để chia sẻ trách nhiệm xã hội, với phong trào cùng cả nước chung tay quyết chiến đại dịch. Tùy vào tính chất sản phẩm mà các marketer sẽ có những ý tưởng mới, và cũng đừng quên tận dụng các xu hướng và trào lưu mới để tăng cường mức độ lan tỏa nhé.

Kết hợp thúc đẩy doanh số và đóng góp cho cộng đồng: Những chương trình ủng hộ tuyến đầu chống dịch cũng là một cách tốt để các marketer khuyến khích khách hàng chi tiêu. Điển hình nhất là loại hình trích một doanh thu để đóng góp vào quỹ hỗ trợ chống dịch của chính phủ. Quả là một công đôi chuyện đúng không nào!

2.2 Đẩy mạnh hoạt động trên kênh Digital

Tiếp nối một thông điệp truyền thông mùa dịch chính là sự đầu tư vào kênh đang “chiếm sóng” thời gian biểu của người dân nhiều nhất hiện nay – digital. Khi mọi người bắt đầu hạn chế ra ngoài, dành nhiều thời gian ở nhà hơn để online, đây là lúc digital marketing phát huy sức mạnh của mình. Dưới đây là một số công cụ digital marketing mà bạn sẽ chẳng muốn bỏ qua đâu nhé.

Digital Marketing là mảnh đất màu mỡ để các thương hiệu tập trung khai thác trong mùa dịch.

– Social media: Mạng xã hội giờ đây không chỉ là một nơi để giải trí mà còn là nguồn cập nhật tin tức quan trọng. Với thời lượng dành cho mạng xã hội tăng đáng kể trong mùa dịch, thương hiệu nên chú trọng đầu tư là nhiều thể loại nội dung đa dạng, với các format mới, hoặc khám phá thêm những kênh tiềm năng như Tik Tok. Đừng quên tận dụng các trend như điệu nhảy Ghen Cô Vy, hashtag #StayHome… sáng tạo nội dung của riêng mình; hoặc khuyến khích người dùng tương tác với thương hiệu nhiều hơn qua các thử thách mới.

– Online Banner: Thời gian giải trí của mọi người đang tăng lên đáng kể nên đây là cơ hội không thể bỏ qua của quảng cáo hiển thị, đặc biệt nếu bạn đang chạy một chiến dịch branding quảng bá hình ảnh thương hiệu. Một điểm cần lưu ý là nên đầu tư vào nội dung và hình ảnh để mang đến thông điệp liên quan nhất với tình hình và nhu cầu mới của khách hàng; cũng như kết hợp với chương trình ưu đãi (hoặc thông điệp CSR) để tăng động lực mua.

– SEM – quảng cáo trên công cụ tìm kiếm: Hiệu quả của SEM trong mùa dịch sẽ tùy vào từng ngành hàng. Nhưng nhìn chung đây là thời điểm lượng tìm kiếm có thể giảm sút nên hãy thật sự nhắm đến những khách hàng quan tâm đến sản phẩm và có ý định mua.

– SEO và content marketing: Thời gian dịch bệnh kéo dài có thể được xem như một khoản nghỉ dài để bạn tái định hình lại chiến lược nội dung và SEO của sản phẩm, vì đây là những hoạt động marketing dài hơi. Với nỗ lực tối ưu SEO và làm mới nội dung ngay lúc này, bạn sẽ sẵn sàng cho những cơ hội mới ngay sau khi mùa dịch kết thúc.

2.3 Duy trình sự hiện diện của thương hiệu trên các kênh hiện có

Tại những kênh bán hiện có, đừng lơ là duy trì sự hiện diện của sản phẩm và thương hiệu, bởi tất cả chúng ta đều biết cuộc chiến trade marketing của FMCG khốc liệt đến thế nào. Theo xu hướng dịch chuyển của các kênh bán ngành FMCG mùa dịch, các marketer nên cân đối ngân sách, đầu tư cho các kênh bán hàng hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi) và thương mại điện tử. 

Kiểm soát nguồn cung ứng, chủ động thể hiện của doanh nghiệp trong việc duy trì lượng hàng hóa, tăng cường các thông điệp khuyến mãi liên quan đến mùa dịch một cách tích cực… là những điều bạn cần chủ động thực hiện nếu không muốn thương hiệu “im lìm” trong mùa cao điểm này.

Riêng với các sản phẩm đang có xu hướng giảm tốc trong mùa dịch thì một gợi ý nhỏ là bạn có thể chọn một thông điệp tích cực, thiên về branding hơn là thúc đẩy doanh số để vẫn tiếp tục tương tác với khách hàng. Nếu có thể hãy lồng ghép hình ảnh thương hiệu với các trào lưu chia sẻ như #StayHome để lan tỏa tinh thần lạc quan trong mùa dịch.

Chiến lược Marketing ngành FMCG mùa COVID-19, có thể bạn chưa biết? (Phần 1)

Phần 1

Câu chuyện của ngành tiêu dùng nhanh (FMCG) mùa dịch COVID-19 đang diễn ra như thế nào? Liệu các marketer và doanh nghiệp cho thể biến thách thức này thành cơ hội? Chiến lược marketing – một trong những hoạt động nhộn nhịp nhất đang được các doanh nghiệp vận dụng ra sao? Hãy cùng Rainbow đánh giá lại tổng quan ngắn gọn thị trường và đưa ra những giải pháp thích ứng cho doanh nghiệp bạn mùa dịch này bạn nhé!

1. Ngành FMCG mùa dịch COVID-19 – Biến động do xu hướng tích trữ của người tiêu dùng: 

1.1 Nhu cầu mua sắm và tiêu dùng thay đổi:

Trái ngược với tốc độ phát triển mạnh mẽ của năm 2019, trước “cơn bão” COVID-19, trong hai tháng đầu năm 2020, ngành FMCG có dấu hiệu chững lại với mức tăng trưởng 5.2% , giảm nhẹ so với con số 6.3% của cùng kỳ năm ngoái.Nhu cầu mua sắm lương thực – thực phẩm và hàng hóa thiết yếu tăng cao đột biến, tạo nên sự chênh lệch về thị phần ngành hàng FMCG.

1.2 Kênh phân phối và bán hàng:

Đại dịch COVID-19 không chỉ tác động mạnh mẽ đến thị trường hàng hóa, mà còn thay đổi thói quen và sự lựa chọn về kênh mua sắm của người tiêu dùng. 

1.3 Kiểm soát nguồn cung đáp ứng nhu cầu thị trường:

Để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm của dịch bệnh, các quyết định hạn chế đối với các hoạt động xuất nhập khẩu và kế hoạch cách ly xã hội đã khiến doanh nghiệp phải chủ động ứng biến nhanh để đáp ứng đủ nhu cầu đang ở mức cao. Một số doanh nghiệp gia tăng sản xuất. Một số khác nhanh chóng cho ra mắt các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu hiện tại. Với các sản phẩm có nguồn nguyên liệu hoặc thành phẩm nhập khẩu thì việc kiểm soát hàng tồn kho là thách thức lớn ở thời điểm hiện tại – khi mà dịch bệnh đã lan ra toàn cầu và hầu hết các quốc gia đều hạn chế hoạt động giao thương biên giới.

Những sự thật bất ngờ trong ngành FMCG

Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) còn gọi là ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) dự báo tăng gần gấp đôi giá trị trong mười năm tới, từ khoảng 8.000 tủ USD năm 2014 lên tới 14.000 tỉ USD năm 2025.

Điều đó tương đương với dự báo sẽ có thêm khoảng 81 tập đoàn như Kellogg trong thập kỷ tới. Cuộc canh tranh ngành càng khốc liệt, đặc biệt ở khối BRICS như Brazil, Nga, Ấn, Trung Quốc. Các công ty trong ngành này phải xoay sở như thế nào?

Ba sự thật không ngờ

Các chuyên gia của McKinsey đã nghiên cứu thị trường của hơn 2.600 thành phố lớn nhất thế giới và hóa ra những điều tưởng như đúng bấy lâu nay lại sai.

Một là, thị trường Mỹ và cả Tây Âu không phải hết khả năng tăng trưởng. Phần lớn các công ty CPG cho rằng đây chỉ là thị trường tranh giành hệ thống phân phối nhằm đảm bảo duy trì thị phần. Nhưng không phải vậy. Không chỉ tăng trưởng, mà thị trường ở nhiều thành phố ở Mỹ và Tây Âu đang tăng trưởng nhanh không thua kém gì các thị trường đang nổi. Bỏ qua những thị trường này, các công ty CPG bị lỡ nhiều cơ hội trên sân nhà. Theo nghiên cứu, các ngành hàng như kem chống lão hóa, đồ uống, nước khoáng,… sẽ tăng trưởng gấp đôi so với mức chi tiêu hiện nay.

Hai là, những nhãn hàng mới gia nhập không có đủ cơ sở vững chắc về tài chính vấp phải sai lầm khi cho rằng quá muộn để tham gia vào thị trường Trung Quốc hay Ấn Độ, do cạnh tranh khắc nghiệt. Thực ra, nếu họ chọn những thành phố chính để có mặt, thì khả năng chiếm lĩnh thị trường của họ sẽ còn mở rộng.

Với những ngành hàng có các yêu cầu về quy mô tối thiểu thấp, thị chỉ cần gia nhập ở các thị trường này thôi (ở một số thành phố trọng điểm) cũng đã có thể mang lại doanh thu tương đương với mức bao phủ trên toàn quốc ở các thị trường đang nổi khác – thậm chí là cao hơn. Ví dụ ngành nước trái cây, riêng tại Thượng Hải, sẽ tăng trưởng gấp ba lần và quy mô thị trường lớn hơn cả thị trường Malaysia.

Hơn nữa, rất nhiều thành phố ở Trung Quốc và Ấn Độ đang hiện đại hóa cơ sở hạ tầng phân phối và bán lẻ, giúp cho việc thâm nhập các thị trường này đỡ phức tạp hơn ở các khu vực nông thôn.

Ba là, sự thật hoàn toàn trái ngược với điều họ vẫn tin lâu nay, rằng người tiêu dùng ở các thị trường đang nổi sẽ không mua các sản phẩm cao cấp. Thực tế là, ở các thành phố lớn thuộc các quốc gia đang phát triển, mức thu nhập đầu người cao bằng hoặc thậm chí cao hơn các thành phố tương tự ở Bắc Mỹ hoặc châu Âu. Cơ cấu về nhu cầu của người địa phương tại các thành phố này cũng tương đương và đang ngày càng tương tự với nhu cầu ở các thành phố các nước phát triển.

Chẳng hạn các sản phẩm như mỹ phẩm cao cấp, đồ cho trẻ sơ sinh, thức ăn vật nuôi… Các công ty có thể đáp ứng được những nhu cầu tiêu dùng này sớm sẽ nhanh chóng được định vị như là những người lãnh đạo thị trường, thậm chí tạo đà cho các nhu cầu khác. Một ví dụ tiêu biểu là P&G thâm nhập vào Trung Quốc với sản phẩm bỉm trẻ em khi thị trường này lúc đó chỉ quen dùng tả vải, đã ngay lập tức trở thành nhãn hàng được lựa chọn đầu tiên và nhanh chóng giữ vai trò định hướng phân khúc hàng này tại Trung Quốc.