Theo nghiên mới nhất được công bố, hiện ở Anh có khoảng hơn 12.000 cửa hàng cà phê, trong đó có 6.400 cửa hàng độc lập. Hai trong những thương hiệu cà phê khiến quốc gia này được nhiều người biết đến hơn là Costa và Starbucks.

Giá trị của ngành công nghiệp này ước đạt 2 tỷ bảng Anh, và nó vẫn đang phát triển – quán cà phê là các doanh nghiệp lớn. Thực hiện theo những lời khuyên dưới đây để tối đa hóa cơ hội thành công của bạn khi bắt đầu kinh doanh một quán cà phê.

1. Đừng ngại hỏi một số kinh nghiệm kinh doanh

hoc-hoi

Nếu bạn chưa bao giờ làm việc trong một cửa hàng cà phê hoặc chưa có cơ hội tiếp xúc với ngành công nghiệp này nhưng bạn vẫn muốn tự mình xây dựng một đế chế cà phê thì sẽ là một ý tưởng tốt khi bạn dành ít nhất một vài tuần làm việc tại những vị trí liên quan.

Bạn cũng có thể sử dụng thời gian này để có được lời khuyên vô giá về cách làm cho doanh nghiệp của bạn thành công – miễn là bạn không cạnh tranh trực tiếp với họ, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều điều hữu ích từ những chủ doanh nghiệp khác.

2. Đứng ra khỏi đám đông

hinh-anh

Bạn cần phải có một động lực trong tiến trình kinh doanh của mình nhưng điều đầu tiên là dám tạo ra những điều khác biệt. Phát triển một bản sắc độc đáo là điều vô cùng quan trọng – cung cấp cho người tiêu dùng một lý do để chọn quán của bạn giữa vô vàn những cửa hàng cà phê trên cùn một con phố.

Có lẽ bạn sẽ hướng đến chất lượng – làm điều gì đó tốt hơn; hoặc là dịch vụ hay là diện mạo,…tất cả vẫn còn phụ thuôc vào đối tượng khách hàng mà bạn lựa chọn.

3. Địa điểm là rất quan trọng

dia-diem

Hai phần ba số người mua cà phê khi họ đang đi trên đường vì vậy sẽ thuận lợi hơn nếu bạn chọn một vị trí có nhiều ngã rẽ, con đường đi qua, hãy để ý đến đường đi bộ hay vỉ hè. Điều này rõ ràng sẽ rất tốn kém, mặc dù bạn có thể quyết định để di chuyển đến một địa điểm rộng rãi hơn ra khỏi lối mòn, chi tiêu số tiền tiết kiệm để mua nguyên liệu và nâng cao chất lượng cà phê của bạn.

Một số chuỗi cà phê lớn như Costa, Starbucks và Nero Coffee được thiết lập các khu vực tập trung đông người qua lại. Nhưng đó là những “ông lớn”, còn bạn khi mới bắt đầu, chắc chắn tiềm lực tài chính của bạn chưa đủ. Bạn cần cân nhắc giữ chi phí thuê địa điểm với chất lượng sản phẩm, đâu là cái đối tượng khách hàng nơi bạn kinh doanh thực sự cần?

4.Nắm rõ vấn đề của bạn

Bạn nên nắm rõ vấn đề của bạn hay quán cà phê ngay từ những ngày đầu tiên, khi mà quán còn chưa có nhiều khách. Điều này sẽ giúp bạn có thời gian nhiều hơn hoàn thiện mọi thứ như ghế tựa, đèn chùm hay bình hoa để bàn,…

Việc lựa chọn không gian quán cũng thực sự quan trọng, bạn cần tính toán trước:

  • Quán cà phê nhỏ (15 – 45 chỗ ngồi): 45m2 – 90m2
  • Quán cà phê trung bình (45 – 100 chỗ ngồi): 90m2 – 180m2
  • Quán cà phê lớn (trên 100 chỗ ngồi): >180m2

5. Chú trọng vấn đề vệ sinh

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần nhận thức sâu sắc những vấn đề liên quan đến vệ sinh, pháp luật. Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm (FSA) sẽ kiểm tra mọi vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm tại bất cứ ngõ ngách nào trong quán cà phê của bạn, ngay cả dưới gầm ghế. Bạn cần giữ cho quán cà phê gọn gàng, sạch sẽ để lấy được thiện cảm đầu tiên của khách hàng, bởi chẳng có ai chịu ngồi tán gẫu ở một nơi thật lộn xộn.

Một số vấn đề về chi phí bạn cũng cần chú ý đến và có những bảng kế hoạch cụ thể cho từng loại chi phí.

Chi phí của bạn sẽ phụ thuộc vào loại hình kinh doanh cà phê mà bạn muốn mở, chi phí mặt bằng bán lẻ trong cộng đồng của bạn và nhiều yếu tố khác. Nếu bạn đã sở hữu một tòa nhà phù hợp hoặc có một doanh nghiệp bổ sung, chi phí có thể thấp hơn nhiều. Ngoài chi phí khởi động, bạn cần phải có tiền mặt để trang trải tất cả các chi phí điều hành trong 6 tháng đầu tiên.

Dưới đây là một danh sách ngắn gọn về chi phí để xem xét:

* Chi phí thuê và xây dựng địa điểm: Theo quy định, tiền thuê nhà không nên nhiều hơn 15% doanh thu bán hàng dự kiến;

* Trang thiết bị bao gồm máy pha cà phê, xay cà phê, sinh tố, tủ lạnh,….và rất nhiều thiết bị chiếu sáng, trang trí,…;

* Nguyên liệu chính cho quán cà phê như cà phê, đường hay một số phụ như bánh ngọt, bánh nướng xốp; nó chỉ nên chiếm khoảng 40% doanh thu dự kiến;

* Phí dịch vụ cho các kiến ​​trúc sư, luật sư, kế toán và tư vấn kinh doanh;

* Tiền lương, kể cả trợ cấp, thuế, bồi thường lao động và chi phí xử lý bảng lương. Theo quy tắc chung, chi phí tiền lương phải nhỏ hơn hoặc bằng 35% doanh thu;

* Chi phí gốc và lãi (nếu bạn có kế hoạch vay tiền);

* Rất nhiều loại chi phí nhỏ lẻ khác như vật tư văn phòng, quảng cáo,…hay một số chi phí cố định như điện nước, sửa chữa và bảo trì.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *