Category Archives: Thị Trường FMCG – Hệ thống phân phối

Kênh thông tin hữu ích về thị trường nông sản trong và ngoài nước. Các hệ thống phân phối trên toàn quốc cũng như nước ngoài của mặt hàng nông sản

 

 

Làm thế nào để quán cà phê thu hút nhiều khách hàng ?

  •  Đằng sau mỗi nhà hàng hay quán cà phê mới đều là một giấc mơ về thực phẩm và dịch vụ đa dạng và có được lợi nhuận trong tương lai. Kinh doanh trong những ngành nghề này chưa bao giờ dễ dàng. Hầu hết các nhà hàng, quán cà phê mới đều gặp thất bại trong vòng hai năm đầu tiên. Lý do không phải là do thực phẩm hay dịch vụ nghèo nàn mà là ở cách họ khiến những người xung quanh biết đến. Bạn tham khảo thêm bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm phát triển quán cà phê hay nhà hàng của mình nhé

Làm thế nào để marketing cho một quán cafe mới?

 Marketing không khó. Nó chưa chắc đã tốn nhiều tiền so với việc đầu tư vào cơ sở ban đầu. Với mục đích tìm hiểu thị trường xung quanh bạn, vạch ra chiến lược tiếp thị đơn giản và có chút kỹ thuật. Bạn có thể tham khảo 10 chiến lược Marketing được liệt kê dưới đây.

1. Vị trí thực sự quan trọng

Làm sao để khách hàng dễ dàng trông thấy nhà hàng của bạn là một điều cực kỳ quan trọng trong quá trình kinh doanh. Tất cả là ở vị trí.

Nó có thể nằm ở giữa trung tâm thành phố hoặc nằm ở cuối một con đường nhỏ, miễn sao nó càng được nhiều người biết đến càng tốt. Điều đó đảm bảo rằng mọi người biết đến sự tồn tại của cửa hàng bạn và cơ hội kinh doanh sẽ lớn hơn gấp nhiều lần.

Bước đầu tiên khi bạn mới mở nhà hàng, quán cà phê. Bạn cần mời mọi người đến bằng những tờ quảng cáo màu sắc và đừng có hỏi làm sao để có thể phát những tờ quảng cáo đó đến tay mọi người hay đi ra ngoài đường như những kẻ tiếp thị lố bịch. Hãy nhờ sự giúp đỡ từ phía những người thân quen. Họ sẽ quảng cáo giúp bạn. Sau đó khi khách hàng đã nhận được thông tin. Việc tiếp theo là kiểm tra xem các bảng chỉ dẫn, hướng đi đến nhà hàng của bạn nếu nó chẳng may không có được một vị trí như mong muốn.

2. Luôn chuẩn bị sẵn thật nhiều tờ rơi

Bạn cần phải làm cho mọi người biết rằng cửa hàng của bạn đã và đang mở cửa. Vấn đề là làm thế nào là làm thế nào để phát đi những thông điệp đó? 10.000 tờ rơi sẽ không phải con số quá lớn đối với lượng người dân sống trong khu vực bạn kinh doanh. Bạn có thể sử dụng hòm thư địa phương kèm một lời đề nghị hấp dẫn như một chai rượu vang hay đồ uống miễn phí cho một bữa tối cuối tuần.

Nếu bạn quen biết với những khách sạn, nhà nghỉ địa phương hay những khu vui chơi. Bạn có thể thỏa thuận với họ cho đặt lại những tờ rơi tại quầy với những ưu đãi liên quan. Chẳng hạn như: Những người đã đặt phòng tại khách sạn nọ sẽ được khuyến mại 30% cho mọi loại đồ uống tất cả các ngày trong tuần,…

3. Thỉnh thoảng hãy cung cấp những bữa ăn miễn phí

Những khách hàng thân quen hay ghé qua cửa hàng của bạn thực sự đáng trân trọng, bởi chính họ giúp bạn duy trì hoạt động kinh doanh.

Đừng ngại ngần trao cho họ những bữa tráng miệng hay chiếc bánh ngọt miễn phí. Nó thực sự không đáng nhiều tiền nhưng đối với họ, thực sự có ý nghĩa về tinh thần. Họ sẽ mang những câu chuyện tốt đẹp như thế, về cửa hàng của bạn kể cho người khác. Chẳng phải bạn đã được tiếp thị miễn phí rồi sao.

Đồng thời, bạn cũng có được những khách hàng trung thành nhiều hơn.

4. Quan hệ công chúng là cách tiếp thị tốt với chi phí thấp cho cửa hàng của bạn

Bạn có thể gửi thông cáo báo chí cho tờ báo địa phương và đài phát thanh chạy hằng ngày. Một số đó sẽ thu hút sự chú ý của nhiều sự kiện. Tôi đang đề cập đến những sự kiện cung cấp sản phẩm miễn phí để làm mục tiêu cho báo chí.

Một khi bạn được nhắc đến thường xuyên trên các trang báo mạng hay mạng xã hội thì chẳng có lý do gì người khác không chú ý đến cửa hàng bạn.

5. Dịch vụ khách hàng là điều cốt lõi

Một khi mọi người biết đến cửa hàng của bạn nhiều hơn. Họ sẽ muốn ghé thử. Hãy đảm bảo rằng mọi dịch vụ đều được chuẩn bị tốt nhất có thể. Nó không trực tiếp quảng cáo giúp bạn nhưng nó sẽ gián tiếp tác động đến thị hiếu của mọi người, giúp họ mạnh dạn chia sẻ với những người khác. Một địa chỉ uy tín mà bất cứ ai cũng muốn giới thiệu hay đưa bạn bè, người thân của mình tới.

Có câu nói rằng: “Đừng tiếc người phụ nữ đẹp một bông hoa, cũng như đừng ngại ngần thể hiện tình cảm của mình dành cho khách hàng”.

Bạn là một chủ nhà và điều bạn cần làm là tỏ ra hiếu khách với những vị khách của mình. Một vài món quà nhỏ có thể hữu ích trong trường hợp này.

6. Khuyến mại vào buổi tối sẽ thu hút sự quan tâm của mọi người nhiều hơn

Cung cấp những bữa tối đặc biệt theo những chủ đề nhất định hay một sự kiện uống thử những loại đồ uống mới.

Khách hàng rất thích tham gia những bữa tiệc nhỏ có chủ đề rõ ràng bởi họ biết thể nào cũng có gì đó từ nhà hàng dành cho mình. Và thực sự bạn không nên làm những “thượng đế” này thất vọng.

7. Sử dụng thẻ khách hàng để biết họ nghĩ gì

Khách hàng nhiều khi chẳng muốn gây sự chú ý. Bạn hãy tế nhị gửi đến họ những “comment” bằng những thẻ khách hàng bằng nhựa cứng.

Một chiếc thẻ ghi rõ email, số điện thoại của khách hàng và đừng quên ghi nhớ ngày sinh nhật của họ. Cứ 3 tuần một lần, gửi đến những khách hàng thân cận những mã giảm giá hay tới dự những sự kiện miễn phí.

Một khi bạn tạo sự tin tưởng đối với khách hàng, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ những gì mình nghĩ với bạn. Việc chiều lòng khách hàng sẽ không khó như bạn nghĩ.

8. E-marketing không chỉ là xây dựng một trang web tuyệt vời

Chắc chắn bạn cần một trang web tốt để thu hút sự chú ý của mọi người cũng như đây là nơi để bạn công bố menu, giá cả, điều khoản thanh toán và giờ mở cửa.

Tiếp thị online cũng cần phải có những chiến lược tốt chứ không chỉ có một nền tảng website tốt. Đưa những thông tin gì lên website, vào khoảng thời gian nào là cực kỳ quan trọng.

Đa phần, vào thời đại công nghệ thông tin như hiện giờ, không khó để E-marketing phát huy hiệu quả tối đa.

9. Đối với tin tức, thời gian là yếu tố quyết định tất cả

Cung cấp cho khách hàng những thông tin về nhà hàng tất nhiên cần thiết, đặc biệt với những khách hàng mới. Tuy nhiên, không phải thông tin nào bạn cũng mang lên mạng để “rao vặt” nó. Tính thời vụ vô cùng quan trọng. Bạn cần nắm bắt tốt xu hướng hiện tại, xem xét những đối thủ cạnh tranh của mình để có được quyết định đúng đắn.

Chẳng hạn như bạn muốn đề cập đến một khuyến mại mới nhất của cửa hàng mình. Hãy biết thời điểm nào là thích hợp. Sớm hay muộn cũng đều không có lợi cho bạn trong trường hợp này, bởi lẽ, một khi thông tin đã được công bố, bạn không thể nào rút lại được đâu.

Bởi vậy, hãy chuẩn bị kỹ càng mọi điều cần thiết và chờ đến ngày đó thôi.

10. Hãy bắt đầu mỗi ngày bằng một nụ cười

Ngoài những sản phẩm và dịch vụ tốt bạn nhất thiết phải mang đến cho khách hàng. Hãy chào đón, phục vụ và tạm biệt khách hàng bằng những nụ cười mỗi ngày. Tôi không dám chắc là nó có tác dụng rõ rệt để bạn nhìn thấy được ngay trước đó nhưng nếu bạn làm được điều này thì mọi thứ tại cửa hàng bạn đã quá trọn vẹn. Điều tôi muốn nói đến là thái độ phục vụ của nhân viên.

Bạn gửi đến khách hàng tất cả những gì tuyệt vời nhất thì họ cũng tặng lại bạn một món quà vô giá là những lời khen ngợi với người khác. Marketing truyền miệng luôn là một hình thức quảng cáo hữu dụng nhất cho bất cứ nhà hàng nào nhưng không phải ai cũng có được. Nó miễn phí nhưng cực kỳ hiệu quả vì chẳng gì hơn bằng những lời giới thiệu tốt đẹp từ khách hàng thay vì bạn tự giới thiệu chính mình đối với mọi người.

Làm thế nào để marketing cho một quán cafe mới?

 Đằng sau mỗi nhà hàng hay quán cà phê mới đều là một giấc mơ về thực phẩm và dịch vụ đa dạng và có được lợi nhuận trong tương lai. Kinh doanh trong những ngành nghề này chưa bao giờ dễ dàng. Hầu hết các nhà hàng, quán cà phê mới đều gặp thất bại trong vòng hai năm đầu tiên. Lý do không phải là do thực phẩm hay dịch vụ nghèo nàn mà là ở cách họ khiến những người xung quanh biết đến.

Làm thế nào để marketing cho một quán cafe mới?

Đó gọi là marketing. Marketing không khó. Nó chưa chắc đã tốn nhiều tiền so với việc đầu tư vào cơ sở ban đầu. Với mục đích tìm hiểu thị trường xung quanh bạn, vạch ra chiến lược tiếp thị đơn giản và có chút kỹ thuật. Bạn có thể tham khảo 10 chiến lược Marketing được liệt kê dưới đây.

1. Vị trí thực sự quan trọng

Làm sao để khách hàng dễ dàng trông thấy nhà hàng của bạn là một điều cực kỳ quan trọng trong quá trình kinh doanh. Tất cả là ở vị trí.

Nó có thể nằm ở giữa trung tâm thành phố hoặc nằm ở cuối một con đường nhỏ, miễn sao nó càng được nhiều người biết đến càng tốt. Điều đó đảm bảo rằng mọi người biết đến sự tồn tại của cửa hàng bạn và cơ hội kinh doanh sẽ lớn hơn gấp nhiều lần.

Bước đầu tiên khi bạn mới mở nhà hàng, quán cà phê. Bạn cần mời mọi người đến bằng những tờ quảng cáo màu sắc và đừng có hỏi làm sao để có thể phát những tờ quảng cáo đó đến tay mọi người hay đi ra ngoài đường như những kẻ tiếp thị lố bịch. Hãy nhờ sự giúp đỡ từ phía những người thân quen. Họ sẽ quảng cáo giúp bạn. Sau đó khi khách hàng đã nhận được thông tin. Việc tiếp theo là kiểm tra xem các bảng chỉ dẫn, hướng đi đến nhà hàng của bạn nếu nó chẳng may không có được một vị trí như mong muốn.

2. Luôn chuẩn bị sẵn thật nhiều tờ rơi

to-roi

Bạn cần phải làm cho mọi người biết rằng cửa hàng của bạn đã và đang mở cửa. Vấn đề là làm thế nào là làm thế nào để phát đi những thông điệp đó? 10.000 tờ rơi sẽ không phải con số quá lớn đối với lượng người dân sống trong khu vực bạn kinh doanh. Bạn có thể sử dụng hòm thư địa phương kèm một lời đề nghị hấp dẫn như một chai rượu vang hay đồ uống miễn phí cho một bữa tối cuối tuần.

Nếu bạn quen biết với những khách sạn, nhà nghỉ địa phương hay những khu vui chơi. Bạn có thể thỏa thuận với họ cho đặt lại những tờ rơi tại quầy với những ưu đãi liên quan. Chẳng hạn như: Những người đã đặt phòng tại khách sạn nọ sẽ được khuyến mại 30% cho mọi loại đồ uống tất cả các ngày trong tuần,…

3. Thỉnh thoảng hãy cung cấp những bữa ăn miễn phí

com-bo

Những khách hàng thân quen hay ghé qua cửa hàng của bạn thực sự đáng trân trọng, bởi chính họ giúp bạn duy trì hoạt động kinh doanh.

Đừng ngại ngần trao cho họ những bữa tráng miệng hay chiếc bánh ngọt miễn phí. Nó thực sự không đáng nhiều tiền nhưng đối với họ, thực sự có ý nghĩa về tinh thần. Họ sẽ mang những câu chuyện tốt đẹp như thế, về cửa hàng của bạn kể cho người khác. Chẳng phải bạn đã được tiếp thị miễn phí rồi sao.

Đồng thời, bạn cũng có được những khách hàng trung thành nhiều hơn.

4. Quan hệ công chúng là cách tiếp thị tốt với chi phí thấp cho cửa hàng của bạn

Bạn có thể gửi thông cáo báo chí cho tờ báo địa phương và đài phát thanh chạy hằng ngày. Một số đó sẽ thu hút sự chú ý của nhiều sự kiện. Tôi đang đề cập đến những sự kiện cung cấp sản phẩm miễn phí để làm mục tiêu cho báo chí.

Một khi bạn được nhắc đến thường xuyên trên các trang báo mạng hay mạng xã hội thì chẳng có lý do gì người khác không chú ý đến cửa hàng bạn.

5. Dịch vụ khách hàng là điều cốt lõi

Một khi mọi người biết đến cửa hàng của bạn nhiều hơn. Họ sẽ muốn ghé thử. Hãy đảm bảo rằng mọi dịch vụ đều được chuẩn bị tốt nhất có thể. Nó không trực tiếp quảng cáo giúp bạn nhưng nó sẽ gián tiếp tác động đến thị hiếu của mọi người, giúp họ mạnh dạn chia sẻ với những người khác. Một địa chỉ uy tín mà bất cứ ai cũng muốn giới thiệu hay đưa bạn bè, người thân của mình tới.

Có câu nói rằng: “Đừng tiếc người phụ nữ đẹp một bông hoa, cũng như đừng ngại ngần thể hiện tình cảm của mình dành cho khách hàng”.

Bạn là một chủ nhà và điều bạn cần làm là tỏ ra hiếu khách với những vị khách của mình. Một vài món quà nhỏ có thể hữu ích trong trường hợp này.

6. Khuyến mại vào buổi tối sẽ thu hút sự quan tâm của mọi người nhiều hơn

Cung cấp những bữa tối đặc biệt theo những chủ đề nhất định hay một sự kiện uống thử những loại đồ uống mới.

Khách hàng rất thích tham gia những bữa tiệc nhỏ có chủ đề rõ ràng bởi họ biết thể nào cũng có gì đó từ nhà hàng dành cho mình. Và thực sự bạn không nên làm những “thượng đế” này thất vọng.

7. Sử dụng thẻ khách hàng để biết họ nghĩ gì

Khách hàng nhiều khi chẳng muốn gây sự chú ý. Bạn hãy tế nhị gửi đến họ những “comment” bằng những thẻ khách hàng bằng nhựa cứng.

Một chiếc thẻ ghi rõ email, số điện thoại của khách hàng và đừng quên ghi nhớ ngày sinh nhật của họ. Cứ 3 tuần một lần, gửi đến những khách hàng thân cận những mã giảm giá hay tới dự những sự kiện miễn phí.

Một khi bạn tạo sự tin tưởng đối với khách hàng, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ những gì mình nghĩ với bạn. Việc chiều lòng khách hàng sẽ không khó như bạn nghĩ.

8. E-marketing không chỉ là xây dựng một trang web tuyệt vời

Chắc chắn bạn cần một trang web tốt để thu hút sự chú ý của mọi người cũng như đây là nơi để bạn công bố menu, giá cả, điều khoản thanh toán và giờ mở cửa.

Tiếp thị online cũng cần phải có những chiến lược tốt chứ không chỉ có một nền tảng website tốt. Đưa những thông tin gì lên website, vào khoảng thời gian nào là cực kỳ quan trọng.

Đa phần, vào thời đại công nghệ thông tin như hiện giờ, không khó để E-marketing phát huy hiệu quả tối đa.

9. Đối với tin tức, thời gian là yếu tố quyết định tất cả

Cung cấp cho khách hàng những thông tin về nhà hàng tất nhiên cần thiết, đặc biệt với những khách hàng mới. Tuy nhiên, không phải thông tin nào bạn cũng mang lên mạng để “rao vặt” nó. Tính thời vụ vô cùng quan trọng. Bạn cần nắm bắt tốt xu hướng hiện tại, xem xét những đối thủ cạnh tranh của mình để có được quyết định đúng đắn.

Chẳng hạn như bạn muốn đề cập đến một khuyến mại mới nhất của cửa hàng mình. Hãy biết thời điểm nào là thích hợp. Sớm hay muộn cũng đều không có lợi cho bạn trong trường hợp này, bởi lẽ, một khi thông tin đã được công bố, bạn không thể nào rút lại được đâu.

Bởi vậy, hãy chuẩn bị kỹ càng mọi điều cần thiết và chờ đến ngày đó thôi.

10. Hãy bắt đầu mỗi ngày bằng một nụ cười

Ngoài những sản phẩm và dịch vụ tốt bạn nhất thiết phải mang đến cho khách hàng. Hãy chào đón, phục vụ và tạm biệt khách hàng bằng những nụ cười mỗi ngày. Tôi không dám chắc là nó có tác dụng rõ rệt để bạn nhìn thấy được ngay trươc đó nhưng nếu bạn làm được điều này thì mọi thứ tại cửa hàng bạn đã quá trọn vẹn. Điều tôi muốn nói đến là thái độ phục vụ của nhân viên.

Bạn gửi đến khách hàng tất cả những gì tuyệt vời nhất thì họ cũng tặng lại bạn một món quà vô giá là những lời khen ngợi với người khác. Marketing truyền miệng luôn là một hình thức quảng cáo hữu dụng nhất cho bất cứ nhà hàng nào nhưng không phải ai cũng có được. Nó miễn phí nhưng cực kỳ hiệu quả vì chẳng gì hơn bằng những lời giới thiệu tốt đẹp từ khách hàng thay vì bạn tự giới thiệu chính mình đối với mọi người.

Nguồn: Sưu Tầm

Kinh nghiệm khởi nghiệp: Chiến lược kinh doanh cho startup B2B

Chuyên gia tư vấn chiến lược bán hàng chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chiến lược kinh doanh B2B theo hướng tập trung dành cho công ty khởi nghiệp.

Chia sẻ với Tech In Asia, Reed cho biết, một trong những sai lầm chiến lược phổ biến của các công ty khởi nghiệp kinh doanh hình thức B2B chính là tiếp cận khách hàng trên diện rộng, với một nguồn lực hạn chế. Khi không thành công, các startup thậm chí còn mở rộng mức độ quảng bá nhiều hơn, mà không nhận ra rằng tiếp cận số đông đồng nghĩa không ai cả.

Dưới đây là những chia sẻ về xây dựng chiến lược kinh doanh B2B tập trung từ chính kinh nghiệm của Patricia Reed.

Tầm quan trọng của chiến lược mục tiêu

Gần đây, tôi có dịp trò chuyện với nhà sáng lập một công ty Singapore đang có ý định mở rộng ra khu vực Đông Nam Á. Dù đã cố gắng thu hẹp đối tượng mục tiêu, song 5 quốc gia với 5 nền văn hóa khác nhau vẫn là một khoanh vùng khá rộng cho chiến lược kinh doanh của công ty này.

Vì vậy, tôi đã tư vấn để chủ doanh nghiệp này chọn ra câu chuyện thành công riêng ở mỗi quốc gia, và tiến hành tiếp cận chỉ một quốc gia mỗi lúc.

Sau nhiều năm tư vấn, tôi nhận ra những doanh nghiệp B2B nào chỉ muốn giới thiệu chung chung về mình mà không thực sự nghiên cứu sâu thị trường, khoanh vùng mục tiêu, tìm ra câu chuyện cụ thể và gợi mở cho đối tác tiếp tục trò chuyện thì thường thất bại. Họ đã nỗ lực làm rất nhiều, nhưng đến cuối cùng chẳng chạm được doanh nghiệp nào cả.

Thay vì dàn trải, hãy tập trung biến câu chuyện của bạn trở nên thú vị nhất có thể. Bên cạnh các con số minh họa, hãy kể về một trường hợp thất bại hoặc thành công điển hình có thể khắc họa được năng lực công ty bạn.

Vài năm trước, khi tôi đề xuất cho sếp của mình ở văn phòng châu Âu về một cơ hội mới vừa xuất hiện, ngoài phân khúc mục tiêu của chúng tôi, sếp không đồng thuận. Lúc đó, câu chuyện của chúng tôi đã diễn ra thế này:

– Vậy tôi nên từ chối AM (một đối tác tiềm năng của công ty – ND) phải không?

– Không.

– Vậy là tôi sẽ trả lời đồng ý?

– Không. Chúng ta không từ chối, chỉ là chưa phải lúc để hợp tác. Hãy tìm ra cách để nói với họ điều đó.

Nguyên nhân sếp tôi không muốn “chớp” lấy cơ hội khi đó là vì công ty cần tập trung nguồn lực đang hạn chế cho phân khúc mục tiêu đã xác định trước. Ông muốn đội ngũ nhân viên tập trung tối ưu hóa, thu thập kinh nghiệm và tạo dựng uy tín của công ty trong phân khúc mục tiêu này. Thay vì công ty phải phân tán nguồn lực mỏng ra diện rộng.

Để về đích sớm, tất cả mái chèo nên xuôi theo một hướng. Đó là bài học lớn đối với tôi.

Hãy khoanh vùng, hãy cụ thể

Những ý tưởng được xây dựng trên nền tảng câu chuyện chi tiết sẽ khuyến khích các khách hàng doanh nghiệp tiềm năng tham gia vào cuộc thảo luận của bạn. Vì vậy, hãy dành thời gian nghiên cứu sâu một phân khúc để tìm thấy câu chuyện cụ thể thu hút đối tác, thay vì chỉ quẩn quanh quảng bá cho những lời hứa đẹp nhưng không thực tế.

Kế hoạch sẽ hiệu quả nếu bạn tập trung vào giải pháp cho một nhóm khách hàng cụ thể. Vấn đề lựa chọn nên liên quan đến một khía cạnh nổi bật trong ngành công nghiệp đang tiếp cận. Từ đó, bạn khoanh vùng được các công ty có thể quan tâm đến giải pháp của bạn. Sau đó, hãy bắt đầu lên kế hoạch tiếp cận họ.

Ví dụ, khi công ty chúng tôi lần đầu tiên tiếp cận thị trường châu Á, tôi cần phải xác định đâu là những vấn đề liên quan đến khu vực này. Những vấn đề rất có thể khác xa so với bối cảnh ngân hàng ở London hay Mỹ. May mắn thay, 18/20 ngân hàng hàng đầu của thế giới là khách hàng của công ty chúng tôi. Vì vậy, tôi quyết định tìm đến những chi nhánh địa phương của các ngân hàng này.

Không ngạc nhiên khi các chi nhánh địa phương không quan tâm nhiều đến những vấn đề của các ngân hàng toàn cầu. Vì vậy, chúng tôi đã thu hẹp lại mức độ tìm hiểu để chỉ tập trung vào một chủ đề liên quan trực tiếp đến khách hàng mục tiêu. Tiếp theo, chúng tôi bắt đầu xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược để tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Một mặt, hướng tiếp cận này giúp chúng tôi ra quyết định hành động chính xác và chắc chắn. Mặt khác, các khách hàng có thể biết đến nhau.

Nếu chúng ta làm tốt chuyên môn của mình, họ sẽ sẵn sàng để giới thiệu bạn với doanh nghiệp khác hoặc ít nhất sẽ kể về bạn như một câu chuyện hợp tác hiệu quả.

Nói cách khác, hãy tưởng tượng bạn đang có nguồn lực chỉ bằng một que diêm và muốn thắp sáng 1.000 ngọn nến. Liệu bạn có thể dùng một que diêm đó để thắp sáng tất cả các ngọn nến không? Dĩ nhiên là không! Chiến lược tốt nhất là sử dụng que diêm đó để thắp sáng ngọn nến đầu tiên. Sau đó dùng ngọn nến ban đầu để thắp sáng các ngọn nến tiếp theo.

Que diêm tượng trưng cho nguồn lực kinh doanh của bạn – luôn có hạn. Nhưng nếu lập chiến lược thông minh và tập trung, đi cùng sự kiên trì, bạn có thể đạt được kết quả vượt trội so với nguồn lực giới hạn đầu tư vào.

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI NÔNG SẢN: CẦU NỐI GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG

Một số nông sản Việt hiện đang đứng vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu có thể kể đến như: gạo, thủy sản, cà phê, hồ tiêu, hạt điều… Bên cạnh đó, các nông sản thiết yếu như: rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống có khả năng cung ứng với khối lượng lớn và chất lượng khá ổn định. Tuy nhiên, hệ thống phân phối hàng nông sản kể cả tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đang tồn tại nhiều bất cập.

Gian hàng cà phê Lion thuộc tập đoàn RAINBOW tại Thái Lan
Theo các chuyên gia kinh tế,  hệ thống phân phối nông sản Việt hiện tồn tại quá nhiều khâu trung gian.Trong ảnh: Người tiêu dùng chọn mua nông sản tại Siêu thị Co.op mart 

Mua đứt, bán đoạn

Ở thị trường nội địa, nhà sản xuất luôn phải đối mặt với tình trạng “được mùa, mất giá”; nhà phân phối bị động vì hàng hóa cung ứng lệ thuộc vào mùa vụ, thời tiết. Về phía người tiêu dùng phải chi trả quá cao so với giá gốc trong khi hàng nông sản thiếu sự kiểm soát chất lượng. Đối với hệ thống phân phối hàng nông sản xuất khẩu, tình hình “mua đứt, bán đoạn” luôn diễn ra, các tác nhân trong chuỗi sản xuất hầu như không hề biết sản phẩm của mình sẽ đi đâu, về đâu.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên là do kênh phân phối nông sản hiện nay có quá nhiều tác nhân và thiếu liên kết với nhau. Theo ông Trần Thế Như Hiệp, Viện Kinh tế-Xã hội TP Cần Thơ, rau an toàn trên địa bàn TP Cần Thơ được phân phối ra thị trường thông qua 3 kênh chính. Thứ nhất, nông dân – người thu gom – thương lái – người bán sỉ (vựa) – người bán lẻ – siêu thị – người tiêu dùng. Đây là kênh phân phối phổ biến nhất với 78,2% lượng rau an toàn được bán ra và có đầy đủ các tác nhân cùng tham gia. Thứ 2 là nông dân – thương lái -người bán lẻ – người tiêu dùng, chiếm khoảng 17,5% lượng rau. Thứ 3, một số ít nông dân bán trực tiếp rau an toàn cho người bán lẻ và không thông qua các khâu trung gian khác, chỉ chiếm 4,3% lượng rau. “Việc gia tăng các tác nhân trung gian trong kênh phân phối rau an toàn là nguyên nhân khiến chi phí marketing của kênh phân phối tăng lên, kéo theo giá trị gia tăng của toàn chuỗi cũng tăng. Đáng lưu tâm là sự gia tăng giá trị của chuỗi hoàn toàn là chi phí marketing không có bất cứ sự chuyển đổi giá trị sản phẩm nào của rau an toàn”- ông Trần Thế Như Hiệp nói.

Khách hàng mua sắm tại Thái Lan

Theo ông Phạm Nhật Trường, Phó Giám đốc Phòng Kinh doanh Hệ thống siêu thị Co.opmart, thời gian qua, nhằm mục đích tạo nguồn hàng ổn định, chất lượng cho hệ thống phân phối, Saigon Co.op đã đồng hành, hỗ trợ các hộ nông dân trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, với nhiều hoạt động trao đổi, chia sẻ thông tin, hỗ trợ hướng dẫn thực hiện trồng trọt, chăn nuôi theo đúng quy trình sản xuất đạt chứng nhận sản phẩm an toàn hay VietGAP. Tuy nhiên, quá trình phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng vẫn gặp nhiều bất cập như: sản xuất nhỏ lẻ, cơ sở ở xa, thông tin giao dịch chậm không thuận tiện cho việc giao nhận hàng hóa; nguồn cung không ổn định do ảnh hưởng yếu tố thời vụ, thời tiết; thị trường biến động, lúc giá cao, nông dân không giữ giá bán sản phẩm…

Tái cấu trúc thế nào?

Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, những bất cập nói trên là thách thức lớn đối với hệ thống phân phối và bán lẻ nông sản Việt. Và để hoàn thiện hệ thống phân phối hàng nông sản trước hết phải từ việc quy hoạch, tổ chức lại sản xuất. Đây là điều kiện tiên quyết để giải quyết bài toán cung vượt cầu vào thời điểm chính vụ và khan hàng khi vào cuối vụ hoặc nghịch vụ. Theo ông Phạm Nhật Trường, Phó Giám đốc Phòng Kinh doanh Hệ thống siêu thị Co.opmart, các nhà sản xuất cần xây dựng kế hoạch lâu dài, đầu tư kỹ thuật cao nhằm tạo ra các sản phẩm mới, độc, lạ, có giá trị kinh tế cao, sản phẩm đặc sản… Các hộ nuôi, trồng lưu ý ngoài việc chọn lọc sản phẩm đầu tư theo xu hướng tiêu dùng, nên phân khu vực nuôi, trồng ra thành ao, vèo nhỏ để đáp ứng tốt nhu cầu của kênh phân phối lẻ.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hình thành hệ thống phân phối hiện đại để làm cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Theo đó, ngành chức năng cần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trong hệ thống phân phối để tạo điều kiện cho những nhà phân phối và bán lẻ tốt nhất ra đời. Đặc biệt, cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự hỗ trợ thực hiện các phương thức cung ứng dịch vụ, hợp đồng nông sản, thực hiện chuỗi phân phối hiện đại. Đồng thời, khuyến khích các cá nhân, tổ chức thành lập mạng lưới phân phối và bán lẻ mang tính quốc tế để phân phối và bán lẻ hàng nông sản Việt Nam. Đây là cách để thay thế dần phân phối hàng qua trung gian nước ngoài tốn nhiều chi phí và rủi ro cao.

Ông Bart Van Ahee, Giám đốc Công ty VAHOL B.V, Hà Lan, cho biết: “Hiện một hộp xoài cát Hòa Lộc (5kg) xuất sang châu Âu có giá 58 USD (tương đương 1,3 triệu đồng). Để bán được giá này, trong vòng 48 giờ sau khi hái khỏi cây, các trái xoài phải đến được châu Âu. Tuy nhiên, điều này không hề đơn giản mà phải xây dựng được chuỗi cung ứng, phân phối và hậu cần hoàn thiện. Đồng thời, các tác nhân trong chuỗi cũng phải cộng đồng trách nhiệm để cùng chia sẻ lợi nhuận và rủi ro”. Đồng quan điểm trên, đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu của Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, đề xuất các bộ ngành hữu quan thí điểm xây dựng đầu mối dịch vụ xuất khẩu cá tra. Đây là cách làm hữu hiệu không chỉ giảm đáng kể chi phí vận chuyển, dịch vụ mà còn loại trừ cạnh tranh nội bộ về giá, tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng; làm giảm nguy cơ các vụ kiện chống bán phá giá và tạo cơ sở xây dựng thương hiệu quốc gia cho con cá tra Việt Nam.

Theo ông Trần Thế Như Hiệp, Viện Kinh tế-Xã hội TP Cần Thơ, đặc điểm sản xuất rau an toàn của người dân vẫn còn manh mún, sản lượng nhỏ lẻ, chưa thể sản xuất hàng hóa. Nông dân không thể cung ứng một số lượng lớn cho các đầu mối như vựa, siêu thị… Tình huống này đòi hỏi phải có sự tham gia của tác nhân thu gom để tập hợp sản phẩm. Do đó, để kênh phân phối rau an toàn phát triển bền vững cần phải chọn lựa kênh phân phối có ít tác nhân trung gian nhất. Cũng liên quan đến vấn đề các tác nhân tham gia vào hệ thống phân phối nông sản, ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ, cho rằng việc giảm tác nhân cùng tham gia vào hệ thống phân phối là cần thiết. Tuy nhiên, không thể ngày một, ngày hai có thể làm được mà phải có lộ trình phù hợp theo hướng giảm dần hoặc bỏ các khâu không cần thiết. Bởi bản thân người nông dân không thể làm ra sản phẩm rồi bán cho người tiêu dùng hoặc mang đi xuất khẩu được. Vấn đề làm làm sao để các tác nhân trong chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối cùng chia sẻ lợi nhuận, rủi ro…

Giảm lượng khí thải Carbon – Xu thế phát triển cà phê của Việt Nam trong tương lai

Việt Nam là nước đứng thứ hai trên thế giới về sản lượng cà phê. Các nông dân trồng cà phê đang nỗ lực góp phần giảm thiểu lượng CO2 được thải ra bằng cách trồng các loại thực vật khác nhau bên cạnh cà phê.

Nông trại cà phê LION của tập đoàn RAINBOW Vịệt Nam

Đây là một trong những nhận định được đưa ra từ phía Chương trình Sáng kiến cảnh quan bền vững (ISLA) do IDH (Tổ chức sáng kiến Thương mại bền vững Việt Nam) sáng lập. Cụ thể, ông Daan Wensing – Giám đốc Cảnh quan Toàn cầu tại IDH, cho biết:“Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa đòi hỏi phải xem xét lại các hệ thống canh tác, trong đó, có sản xuất cà phê. Nghiên cứu này mang lại hy vọng cho cộng đồng và nông dân trồng cà phê, giúp họ có thể phục hồi khí hậu nhanh hơn và trồng cà phê một cách bền vững hơn. Cùng với việc sử dụng phân bón và nước hiệu quả hơn, đa dạng hóa giống cây trồng có thể trở thành xu hướng đi đầu trong nỗ lực sản xuất cà phê lâu dài trong tương lai.”

Hạt cà phê được chắt lọc và tuyển chọn

Cụ thể, khu vực Tây Nguyên đang là “thánh địa cà phê” với vai trò cung cấp 95% sản lượng của Việt Nam. Đây là khu vực đang được kỳ vọng sẽ có những cải cách đáng kể để làm giảm lượng CO2 trong sản xuất. Bởi lẽ, nơi đây đang là một nguồn phát thải carbon khổng lồ thông qua việc sử dụng nước, phân bón và các nguồn năng lượng khác. Nhưng nếu thay thế các trang trại cà phê truyền thống bằng các trang trại cà phê đa dạng bằng cách trồng xen kẽ các loại cây khác như : hồ tiêu, bơ, sầu riêng….Chúng sẽ tạo ra nhiều sinh khối hơn và giúp cô lập nhiều CO2 hơn so với việc chỉ trồng mỗi cà phê.

Nông dân Việt Nam trồng cà phê

Theo số liệu báo cáo, các trang trại trồng cà phê truyền thống là nguồn phát thải carbon với 0,37 tấn CO2 trên mỗi tấn cà phê được sản xuất. Nhưng nếu trồng đa dạng nhiều loại cây xen lẫn cà phê, các trang trại này sẽ trở thành các bể chứa carbon và chỉ tạo ra 0,16 tấn CO2 hằng năm trên mỗi tấn cà phê. Nghiên cứu này kéo dài trong hai năm và đã phân tích lượng phát thải carbon trong sản xuất cà phê Robusta tại 300 trang trại ở các tỉnh Tây Nguyên là Lâm Đồng và Đăk Lăk.

Trồng cà phê xen hồ tiêu đang là xu hướng của nhiều hộ gia đình

Bên cạnh đó, ngoài ý nghĩa cải thiện môi trường, xoa dịu hiện trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, người nông dân còn có thể mở rộng phạm vi nguồn thu nhập có sẵn thông qua việc sản xuất các giống cây trồng khác ngoài cà phê.

Ông Daan Wensing cho biết, “đa dạng hóa là một khái niệm đang phát triển ở Việt Nam. Khi nhiều nông dân áp dụng phương pháp này và các phương pháp nông lâm kết hợp khác, số lượng trang trại đóng vai trò là các bể chứa carbon sẽ phát triển. Nó sẽ trở thành động lực quan trọng trong cả việc giảm thiểu khí hậu lẫn tăng khả năng phục hồi môi trường.”

Đại lý BÁN BUÔN HÀNG TẠP HÓA – Nguồn thu “khủng” đến từ đâu?

BÁN BUÔN HÀNG TẠP HÓA

Trong bối cảnh các cửa hàng tạp hóa lại mọc lên như nấm thì người kinh doanh chắc chắn không thể làm ngơ với ý định mở đại lý phân phối những mặt hàng này. Một khi biết cách tìm nhà phân phối tạp hóa giá sỉ, nắm được báo giá các mặt hàng tạp hóa và tập trung vào nguồn hàng tiêu dùng thiết yếu, bạn sẽ sở hữu đại lý bán buôn hàng tạp hóa thu nhập “khủng”.

1. Phần chênh lệch giữa giá nhập và giá bán

Thông thường để sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay các cửa hàng bán lẻ sẽ phải qua một vài bước trung gian, và một trong số đó chính là các đại lý bán buôn hàng tạp hóa. Một đại lý phân phối sẽ nhập hàng với số lượng lớn, bởi thế nên việc báo giá các mặt hàng tạp hóa sẽ có nhiều ưu đãi hơn hay hưởng chiết khấu từ nhà sản xuất. Với những sản phẩm có giá niêm yết trên bao bì, mức giá nhập buôn sẽ luôn có giá thấp hơn. Còn với những sản phẩm khác, mức giá nhập buôn sẽ thấp hơn so với giá trên thị trường. Phần chênh lệch này chính là nguồn thu chính của các đại lý bán buôn hàng tạp hóa.

BÁN BUÔN HÀNG TẠP HÓA

Đối với mặt hàng tạp hóa, độ chênh lệch mức giá này có thể không quá cao, tuy nhiên, số lượng mà các cửa hàng bán lẻ nhập về lại không nhỏ. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, nhu cầu người tiêu dùng tăng cao. Các cửa hàng tạp hóa sẽ nhập về số lượng hàng rất lớn, gồm những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu… Bởi thế cho dù độ chênh lệch không lớn nhưng đây chắc chắn vẫn là nguồn lợi nhuận “khủng” đối với các đại lý phân phối.

2. Tiền trưng bày sản phẩm trong cửa hàng

“Mở cửa hàng bán tạp hóa không cần tham lãi nhiều, mỗi món một chút, thậm chí có những món không lãi mà vẫn bán. Không vấn đề gì cả, vì ngoài tiền lãi mình ăn thì còn có cả tiền trưng bày sản phẩm của các nhà cung cấp nữa.” – Chia sẻ của chị Yến, chủ một đại lý bán buôn hàng tạp hóa trên phố Nguyễn Lương Bằng – Hà Nội.

BÁN BUÔN HÀNG TẠP HÓA
Sản phẩm của RAINBOW Group tại hệ thống siêu thị

Một đại lý bán buôn hàng tạp hóa hay bán hàng tạp hóa giá sỉ sẽ luôn có nhiều người ra vào, mua bán qua lại, họ đều là những vị khách tìm đến để nhập hàng, nên đây sẽ là những đối tượng khách hàng rất tiềm năng. Vì thế các nhà cung cấp thường mong muốn sản phẩm của mình được đặt ở các vị trí đặc biệt nổi bật để bắt mắt hơn, khách hàng sẽ dễ dàng trông thấy hơn.

Để làm được điều đó, các nhà sản xuất và nhà cung cấp sẽ phải trả một khoản tiền không nhỏ cho đại lý bán buôn hàng tiêu dùng. Đây cũng giống như một hình thức quảng cáo, bạn bỏ một khoản tiền ra để giúp sản phẩm của mình được nhiều khách hàng tiềm năng biết đến hơn, đạt mức tiêu thụ cao hơn. Đặc biệt với các sản phẩm có ít lãi, giá rẻ như bim bim, dầu gội, kẹo cao su, bút bi,… thì mức giá cho “vị trí đẹp” này còn mang lại cho cửa hàng bán buôn nguồn thu lớn hơn nhiều so với tiền lãi sản phẩm.

3. Dự trữ hàng chờ tăng giá

“Bên cạnh tiền lãi và tiền trưng bày sản phẩm thì đại lý bán buôn hàng tạp hóa còn có thêm nguồn thu từ việc dám “ôm” hàng dự trữ đề phòng mức giá tăng lên, phần này mới là quan trọng. Các mặt hàng dự trữ không bao giờ lo bị giảm giá mà khả năng sinh lời lại rất cao. Đặc biệt là các sản phẩm như bỉm, sữa, dầu ăn, các loại rượu,…” – Chị Yến chia sẻ thêm.

Thực tế, các mặt hàng có nhu cầu cao rất dễ tăng giá. Nếu như các chủ đại lý dự tính được điều này, “đánh liều” dự trữ và nhập hàng về với giá cũ và chờ thời cơ tăng giá thì khoản lợi nhuận này sẽ không hề nhỏ. Các mặt hàng đều là những mặt hàng thiết yếu, có có lượng tiêu thụ lớn nên rất ít khi rơi vào tình trạng tồn kho hay xuống giá.

Gian hàng của RAINBOW VIỆT NAM
Gian hàng của RAINBOW VIỆT NAM

Dù vậy, việc tích hàng dự trữ chỉ nên áp dụng với một số mặt hàng nhất định, đó sẽ là các loại hàng có hạn sử dụng lâu dài, dễ bảo quản như bỉm, dầu ăn,… Hơn nữa nên lựa chọn các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu cao, có lượng tiêu thụ lớn, như vậy chắc chắn sẽ thu về phần lợi nhuận vô cùng lớn.

Để biết được một sản phẩm sẽ lên giá không quá khó, nhiều trường hợp các đầu mối sẽ chủ động báo trước ít nhất là 1 tuần để các đại lý có phương án dự trữ. Ngoài ra, vấn đề tồn kho cũng không phải trở ngại quá lớn vì nhiều nhà cung cấp sẽ nhận hồi lại những sản phẩm này.

5 bước đơn giản để bắt đầu kinh doanh cà phê

5 bước đơn giản để bắt đầu kinh doanh cà phê

Theo nghiên mới nhất được công bố, hiện ở Anh có khoảng hơn 12.000 cửa hàng cà phê, trong đó có 6.400 cửa hàng độc lập. Hai trong những thương hiệu cà phê khiến quốc gia này được nhiều người biết đến hơn là Costa và Starbucks.

Giá trị của ngành công nghiệp này ước đạt 2 tỷ bảng Anh, và nó vẫn đang phát triển – quán cà phê là các doanh nghiệp lớn. Thực hiện theo những lời khuyên dưới đây để tối đa hóa cơ hội thành công của bạn khi bắt đầu kinh doanh một quán cà phê.

1. Đừng ngại hỏi một số kinh nghiệm kinh doanh

hoc-hoi

Nếu bạn chưa bao giờ làm việc trong một cửa hàng cà phê hoặc chưa có cơ hội tiếp xúc với ngành công nghiệp này nhưng bạn vẫn muốn tự mình xây dựng một đế chế cà phê thì sẽ là một ý tưởng tốt khi bạn dành ít nhất một vài tuần làm việc tại những vị trí liên quan.

Bạn cũng có thể sử dụng thời gian này để có được lời khuyên vô giá về cách làm cho doanh nghiệp của bạn thành công – miễn là bạn không cạnh tranh trực tiếp với họ, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều điều hữu ích từ những chủ doanh nghiệp khác.

2. Đứng ra khỏi đám đông

hinh-anh

Bạn cần phải có một động lực trong tiến trình kinh doanh của mình nhưng điều đầu tiên là dám tạo ra những điều khác biệt. Phát triển một bản sắc độc đáo là điều vô cùng quan trọng – cung cấp cho người tiêu dùng một lý do để chọn quán của bạn giữa vô vàn những cửa hàng cà phê trên cùn một con phố.

Có lẽ bạn sẽ hướng đến chất lượng – làm điều gì đó tốt hơn; hoặc là dịch vụ hay là diện mạo,…tất cả vẫn còn phụ thuôc vào đối tượng khách hàng mà bạn lựa chọn.

3. Địa điểm là rất quan trọng

dia-diem

Hai phần ba số người mua cà phê khi họ đang đi trên đường vì vậy sẽ thuận lợi hơn nếu bạn chọn một vị trí có nhiều ngã rẽ, con đường đi qua, hãy để ý đến đường đi bộ hay vỉ hè. Điều này rõ ràng sẽ rất tốn kém, mặc dù bạn có thể quyết định để di chuyển đến một địa điểm rộng rãi hơn ra khỏi lối mòn, chi tiêu số tiền tiết kiệm để mua nguyên liệu và nâng cao chất lượng cà phê của bạn.

Một số chuỗi cà phê lớn như Costa, Starbucks và Nero Coffee được thiết lập các khu vực tập trung đông người qua lại. Nhưng đó là những “ông lớn”, còn bạn khi mới bắt đầu, chắc chắn tiềm lực tài chính của bạn chưa đủ. Bạn cần cân nhắc giữ chi phí thuê địa điểm với chất lượng sản phẩm, đâu là cái đối tượng khách hàng nơi bạn kinh doanh thực sự cần?

4.Nắm rõ vấn đề của bạn

Bạn nên nắm rõ vấn đề của bạn hay quán cà phê ngay từ những ngày đầu tiên, khi mà quán còn chưa có nhiều khách. Điều này sẽ giúp bạn có thời gian nhiều hơn hoàn thiện mọi thứ như ghế tựa, đèn chùm hay bình hoa để bàn,…

Việc lựa chọn không gian quán cũng thực sự quan trọng, bạn cần tính toán trước:

  • Quán cà phê nhỏ (15 – 45 chỗ ngồi): 45m2 – 90m2
  • Quán cà phê trung bình (45 – 100 chỗ ngồi): 90m2 – 180m2
  • Quán cà phê lớn (trên 100 chỗ ngồi): >180m2

5. Chú trọng vấn đề vệ sinh

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần nhận thức sâu sắc những vấn đề liên quan đến vệ sinh, pháp luật. Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm (FSA) sẽ kiểm tra mọi vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm tại bất cứ ngõ ngách nào trong quán cà phê của bạn, ngay cả dưới gầm ghế. Bạn cần giữ cho quán cà phê gọn gàng, sạch sẽ để lấy được thiện cảm đầu tiên của khách hàng, bởi chẳng có ai chịu ngồi tán gẫu ở một nơi thật lộn xộn.

Một số vấn đề về chi phí bạn cũng cần chú ý đến và có những bảng kế hoạch cụ thể cho từng loại chi phí.

Chi phí của bạn sẽ phụ thuộc vào loại hình kinh doanh cà phê mà bạn muốn mở, chi phí mặt bằng bán lẻ trong cộng đồng của bạn và nhiều yếu tố khác. Nếu bạn đã sở hữu một tòa nhà phù hợp hoặc có một doanh nghiệp bổ sung, chi phí có thể thấp hơn nhiều. Ngoài chi phí khởi động, bạn cần phải có tiền mặt để trang trải tất cả các chi phí điều hành trong 6 tháng đầu tiên.

Dưới đây là một danh sách ngắn gọn về chi phí để xem xét:

* Chi phí thuê và xây dựng địa điểm: Theo quy định, tiền thuê nhà không nên nhiều hơn 15% doanh thu bán hàng dự kiến;

* Trang thiết bị bao gồm máy pha cà phê, xay cà phê, sinh tố, tủ lạnh,….và rất nhiều thiết bị chiếu sáng, trang trí,…;

* Nguyên liệu chính cho quán cà phê như cà phê, đường hay một số phụ như bánh ngọt, bánh nướng xốp; nó chỉ nên chiếm khoảng 40% doanh thu dự kiến;

* Phí dịch vụ cho các kiến ​​trúc sư, luật sư, kế toán và tư vấn kinh doanh;

* Tiền lương, kể cả trợ cấp, thuế, bồi thường lao động và chi phí xử lý bảng lương. Theo quy tắc chung, chi phí tiền lương phải nhỏ hơn hoặc bằng 35% doanh thu;

* Chi phí gốc và lãi (nếu bạn có kế hoạch vay tiền);

* Rất nhiều loại chi phí nhỏ lẻ khác như vật tư văn phòng, quảng cáo,…hay một số chi phí cố định như điện nước, sửa chữa và bảo trì.

Tác động của virus Corona đến ngành FMCG: Bài học từ đại dịch SARS

Dựa vào dữ liệu mua hàng tại Trung Quốc năm 2003, các nhà nghiên cứu dự đoán việc thay đổi hành vi tiêu dùng có thể mang đến những thách thức và cơ hội mới cho ngành FMCG trong nạn dịch Corona năm nay.

Theo đánh giá của công ty nghiên cứu Kantar Worldpanel, đại dịch SARS – Hội chứng hô hấp cấp nặng bùng nổ vào năm 2003 đã tác động đáng kể đến ngành hàng FMCG ở Trung Quốc.

Cụ thể, doanh thu ngành hàng tiêu dùng nhanh ở 15 thành phố của Trung Quốc suy giảm mạnh vào tháng 4, tháng 5 năm 2003 – đây cũng là lúc các ca nhiễm SARS đạt đỉnh điểm. Đến tháng 6, thị trường đã quay trở lại mức tăng trưởng bình thường.

Trong thời gian chiến đấu với SARS, người dân có xu hướng tích trữ thực phẩm tại nhà, điều này khiến doanh số của các cửa hàng ăn uống bị giảm rõ rệt. Ngoài ra, lượng tiêu thụ các chất tẩy rửa gia dụng và vệ sinh cá nhân cũng tăng vọt.

“Cơn ác mộng” SARS cũng mang lại lợi ích cho các siêu thị lân cận và cửa hàng tiện lợi.

Phía Kantar Worldpanel cũng nhận định rằng, năm 2003 được xem là “bước đà” cho ngành thương mại điện tử non trẻ tại Trung Quốc. Ngày 10/5/2003, Jack Ma đã sáng lập ra trang mạng mua sắm trực tuyến Taobao giữa bối cảnh khủng khiếp của đại dịch SARS, giúp người dân yên tâm hơn khi mua sắm tại nhà.

Từ tác động mạnh mẽ của đại dịch SARS đến ngành FMCG tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã đưa ra dự đoán trong thời thế khủng hoảng của dịch Corona: “Năm 2020 sẽ có một sự chuyển đổi lớn từ mua sắm trực tiếp sang các kênh thương mại điện tử. Mô hình phân phối “No Physical Contact” (Không tiếp xúc thân thể) dường như rất phù hợp với tâm lý của người tiêu dùng khi phòng bệnh tại nhà hiện nay.”

Xây dựng chiến lược cho các thị trường vi mô

Xây dựng chiến lược cho các thị trường vi mô

Từ kết quả của báo cáo, các nhà nghiên cứu đã gợi ý một cách tiếp cận khác với thị trường các nước đang phát triển ( đặc biệt là nhóm BRICS) – để lấy được thị phần tương đương hoặc lớn hơn các thị trường toàn quốc khác. Vậy để thâm nhập vào các thị trường này, các chuyên gia gợi ý những vấn đề mà các tập đoàn CPG đưa ra như sau:

  1. Phân tích điểm nóng: top 100 thành phố hàng đầu mà ta nên xây dựng sự hiện diện để đạt được tham vọng về tăng trưởng là những thành phố nào?
  2. Chọn ngành hàng: những ngành chính và phụ nào có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất ở những thành phố đó?
  3. Kiểm tra thị trường: những điều kiện thị trường cụ thể nào mà ta mong đợi?
  4. Phân bổ nguồn lực: những vùng địa lý nào nên được phân bổ nhiều nguồn lực hơn để đảm bảo tăng trưởng tương lai của ta?

Đối với các thành phố ở các quốc gia đã phát triển của thị trường phủ kín hơn và có tiềm năng tăng trưởng thấp hơn thì những câu hỏi sau là quan trọng:

  • Phân tích dữ liệu sơ bộ: những thành phố hay những thị trường vi mô nào có cơ hội tăng trưởng tốt nhất cho những sản phẩm của ta?
  • Kiểm tra sự hiện diện” chúng ta mạnh tới mức nào khi hiện diện tại các vùng có tăng trưởng cáo?
  • Định vị thị trường: ở những vùng tăng trưởng cao nào thị phần của ta dưới mức trung bình?
  • Phân bổ nguồn lực: liêu ta đã tái phân bổ các khoản đầu tư và nhân lực cho các ngành các vùng tăng trưởng cao nhất chưa?

Trả lời được những câu hỏi này có thể tạo ra cơ sở cho các quyết định về các danh mục sản phẩm, chi phí cho thị trường, nguồn lao động và việc đặt các nhà máy sản xuất hoặc các trung tâm phân phối cho các tập đoàn CPG.

Xu hướng chuyển mình sắp tới của ngành FMCG là gì?

Cải tiến mô hình kinh doanh và hiệu ứng Nữ hoàng đỏ

Tăng trưởng theo hàm số mũ là ưu tiên và cũng là phương thuốc cuối cùng để chống lại ‘Hiệu ứng Nữ hoàng Đỏ’. Hiệu ứng Nữ hoàng Đỏ được lấy từ mẫu nhân vật Nữ hoàng đỏ trong cuốn sách “Alice lạc vào xứ sở trong gương” của Lewis Carroll. Nhân vật này đã nói với Alice “Bây giờ chạy hết sức mình cũng chỉ để giữ bạn ở ngay chỗ cũ. Nếu muốn tới nơi khác, bạn phải chạy nhanh gấp 2 lần.” Cũng như vậy, lãnh đạo công ty FMCG tại Việt Nam sẽ hiểu rằng họ đang chạy trên một máy chạy bộ mà tốc độ tiếp tục tăng tốc và bộ công cụ chiến lược truyền thống của họ ngày càng trở nên thiếu hiệu quả. Đổi mới mô hình kinh doanh là cách duy nhất để nhảy vọt đặc biệt tại các nước phát triển.

Chi phí kinh doanh tăng do kết cấu thay đổi

Chi phí kinh doanh trong ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh FMCG sẽ chỉ tăng đáng kể vì nhiều lý do, trong đó, liên quan chặt chẽ tới bán lẻ bao gồm cả kênh phân phối truyền thống và các kênh thương mại điện tử. Báo cáo cho thấy mức tăng trưởng của thị trường FMCG tại kênh thương mại hiện đại ở khu vực thành thị cao hơn so với kênh thương mại truyền thống. Trong đó, tốc độ tăng trưởng FMCG tại kênh hiện đại ở khu vực thành thị tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước trong khi tốc độ tăng trưởng thị trường FMCG tại Việt Nam của kênh truyền thống tại thành thị lại giảm 2,6% so với cùng kỳ.

Chuyển đổi ngành hàng

Nó không phải là sự dư thừa nguồn cung mà thực tế đang xảy ra sự thay đổi ngành hàng tiêu dùng đến từ số đông khách hàng và nó làm nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp Shrinking-to-Glory (tổng doanh thu giảm nhưng vẫn tăng trưởng lợi nhuận) và Shrinking-to-Misery (tổng doanh thu và lợi nhuận đều giảm).

Theo báo cáo Quý I/2018 từ Nielsen Việt Nam, trong báo cáo ngành FMCG, sự sụt giảm doanh thu trên toàn quốc đã được thể hiện trong cả sáu nhóm mặt hàng FMCG lớn (Thức uống – bao gồm bia, thực phẩm, các sản phẩm từ sữa, sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân và thuốc lá). Trong 6 ngành hàng lớn, chỉ có nhóm ngành hàng đồ uống và thuốc lá có tốc độ tăng trưởng dương, đạt 0,6%. Các nhóm hàng còn lại gồm sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình, thực phẩm và sản phẩm từ sữa tất cả đều có dấu hiệu giảm sút. Nguyên nhân được cho rằng chủ yếu đến từ sự thay đổi quan niệm của người tiêu dùng về dịp lễ tết đơn giản kéo theo những thay đổi trong hành vi mua sắm chọn lọc của họ trong dịp này.

Ngành hàng được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng tốt là làm đẹp và dinh dưỡng

Tại thời điểm này, hầu hết các sản phẩm Tiêu dùng gia đình và Chăm sóc sức khỏe đang mất dần sức hấp dẫn. Xu hướng phát triển ngày càng tập trung vào phân đoạn Làm đẹp/ Dinh dưỡng. Chúng ta hy vọng các “ông lớn” đã ở phân khúc này (P&G, Unilever, Colgate-Palmolive, hay tại Việt Nam chúng ta có RAINBOW …) sẽ ‘tăng gấp đôi’ đầu tư về ngành hàng chăm sóc sắc đẹp cá nhân và mua lại/ sáp nhập. 

Thị trường FMCG tại Việt Nam, trong Quý I/ 2018 số lượng cửa hàng chuyên về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và các cửa hàng thuốc hiện đại cũng tăng gấp đôi trong 2 năm qua.

Sự cắt giảm kênh trung gian, tăng tốc đột biến cho Bán hàng trực tiếp (Direct-to-Consumer) và nguồn lực tiếp thị – quảng cáo

Dưới áp lực của lạm phát chi tiêu thương mại và đối thủ cạnh tranh mới (thương mại điện tử), các sáng kiến ​​nhằm bán hàng trực tiếp sẽ được đẩy mạnh trong ngành FMCG là gì? Nếu hầu hết thử nghiệm đều thất bại (không phải về mặt kinh tế, khác với ngoại tuyến), những nỗ lực mới sẽ được thực hiện và các mô hình kinh doanh sinh lời mới sẽ xuất hiện.

Nền tảng thương mại điện tử blockchain đầu tiên sẽ mở tại Hà Lan trong mùa hè tới với mục tiêu loại bỏ các nhà bán lẻ và dự đoán sẽ có nhiều công ty FMCG tham gia.

Các chương trình lập trình quảng cáo nội bộ và tìm nguồn cung ứng các hoạt động tiếp thị chiến lược (ví dụ: Influencers, KOLs) sẽ chỉ được tận dụng nhằm tiết kiệm chi phí, xây dựng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp và cải thiện độ chính xác của phân đoạn thị trường mục tiêu.

Hi vọng những thông tin trên đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn trả lời được cho câu hỏi FMCG là gì. Cập nhật những xu hướng chuyển mình sắp tới của ngành FMCG sẽ giúp doanh nghiệp marketing FMCG được hiệu quả.