Category Archives: Thị Trường FMCG – Hệ thống phân phối

Kênh thông tin hữu ích về thị trường nông sản trong và ngoài nước. Các hệ thống phân phối trên toàn quốc cũng như nước ngoài của mặt hàng nông sản

 

 

Café Tươi Lion Cafe – Sấy Lạnh – Lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam

Café Tươi Lion Cafe – Sấy Lạnh – Lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam

Chất lượng vượt trội, giữ nguyên hương vị 

TUYỆT SẠCH:

  • Chọn lọc từ những hạt cà phê ngon nhất chuẩn ORGANIC.
  • Công nghệ sấy lạnh cà phê hòa tan với hệ thống nhà máy công nghệ hiện đại nhất Châu Âu nhập khẩu từ Đức được đánh giá là phương pháp tối ưu nhất hiện nay. 
  • Khác với các phương pháp thông thường, sấy lạnh đòi hỏi quy trình phức tạp và khắt khe hơn rất nhiều. Đổi lại, thành phẩm cafe hòa tan nguyên chất đạt hương vị và màu sắc có độ tương đồng hoàn hảo – Tươi nguyên tròn vị so với cà phê hòa tan bình thường.

TUYỆT NGON

  • Nhờ độ hồi hương cao cũng như không pha trộn thêm bất kỳ nguyên phụ liệu nào, cà phê hòa tan Tươi – Sấy Lạnh Lion có hương vị thuần khiết tự nhiên mà không loại cà phê pha trộn hương nhân tạo có thể sánh được. Độc quyền và duy nhất tại Việt Nam 
  • Cà phê Tươi – Sấy Lạnh là loại đã được tách caffeine (dưới 1,5%) dành cho người yêu thích hương vị cà phê Tươi . 

Rất khó để tìm Cafe hòa tan Tươi – Sấy Lạnh nguyên chất  tại Việt Nam. Hiểu được điều đó, Lion cafe sản xuất ra dòng cafe Tươi -Sấy Lạnh , mang đến thêm nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng Việt Nam.

HÃY CÙNG LION CÀ PHÊ KHÁM PHÁ TƯƠI LÀ GÌ NHÉ!

–         TRENDY đón đầu xu hướng cùng Cà phê TƯƠI để một ngày trở nên vui hết ý.

–         BẢN LĨNH tự tin khoe cá  tính và chất riêng, giúp bạn luôn ON TOP

–         SÁNG TẠO dám nghĩ, dám làm, dám khác biệt.

Hãy để CÀ PHÊ TƯƠI giúp bạn bổ sung thêm năng lượng, đánh thức con người bạn và khẳng định chất riêng của bản thân nhé!

Mua ngay : https://lioncafe.vn/ca-phe-tuoi-say-lanh/

ICO: Xuất khẩu cà phê toàn cầu niên vụ 2019 – 2020 giảm 4,9% so với niên vụ trước

Trong niên vụ 2019 – 2020, xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 4,9% xuống 126,9 triệu bao so với niên vụ 2018 – 2019. Giai đoạn tháng 10/2019 – tháng 9/2020, xuất khẩu cà phê robusta ghi nhận mức giảm ít nhất, giảm 1,4% xuống 48,68 triệu bao.

ICO:  - Ảnh 1.
ICO: Xuất khẩu cà phê toàn cầu niên vụ 2019 – 2020 giảm 4,9% so với niên vụ trước

Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2019 – 2020 ước tính đạt 168,84 triệu bao, thấp hơn 2,5% so với niên vụ 2018 – 2019.

Sản lượng arabica ước tính giảm 5% xuống còn 96,05 triệu bao trong khi sản lượng robusta dự kiến tăng 1,1% lên 72,78 triệu bao.

Sản lượng niên vụ 2019 – 2020 giảm chủ yếu là do Brazil bước vào năm mất mùa của cà phê arabica. Ngoài ra, giá cà phê thấp và tác động của dịch COVID-19 đối với nguồn lao động cũng là nguyên nhân khiến sản lượng giảm.

Trong niên vụ 2019 – 2020, tiêu thụ cà phê toàn cầu ước tính giảm 0,9% xuống 167,59 triệu bao sau khi tăng 4,6% trong niên vụ 2018 – 2019 lên 169,11 triệu bao.

Nhu cầu dự báo giảm do áp lực liên tiếp từ suy thoái kinh tế toàn cầu và sự phục hồi chậm của tiêu dùng bên ngoài do các biện pháp giãn cách xã hội vẫn được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Mặc dù cả sản xuất và tiêu thụ đều giảm, nhưng niên vụ 2019 – 2020 dự báo vẫn kết thúc với thặng dư cà phê toàn cầu là 1,24 triệu bao.

Chỉ số giá cà phê tổng hợp ICO đạt 107,25 US cent/pound trong niên vụ 2019 – 2020, cao hơn so với mức trung bình 100,47 US cent/pound trong niên vụ 2018 – 2019 khi thặng dư đạt gần 4 triệu bao.

Bên cạnh đó, sự phục hồi của giá cả trong vài tháng tới có thể sẽ bị hạn chế bởi thặng dư và triển vọng nguồn cung tăng do niên vụ 2020 – 2021, Brazil bước vào năm bội thu trong chu kì sản xuất cà phê arabica hai năm một lần.

Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm so với niên vụ 2018 – 2019

Trong tháng 9, xuất khẩu cà phê thế giới tăng 0,9% lên 10,16 triệu bao so với tháng 9/2019. Xuất khẩu cà phê arabica giảm 4,1% xuống 6,17 triệu bao trong khi xuất khẩu cà phê robusta tăng 9,6% lên 4 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê arabica của Colombia ghi nhận mức giảm lớn nhất trong tháng 9 – 12,5% xuống 953.000 bao. Xuất khẩu của các quốc gia (ngoài Colombia và Brazil) khác giảm 6,9% xuống 1,82 triệu bao, trong khi xuất khẩu của Brazil tăng 0,2% lên 3,39 triệu bao.

Trong niên vụ 2019 – 2020, xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 4,9% xuống 126,9 triệu bao so với niên vụ 2018 – 2019.

Trong giai đoạn tháng 10/2019 – tháng 9/2020, xuất khẩu cà phê robusta ghi nhận mức giảm ít nhất, giảm 1,4% xuống 48,68 triệu bao.

Xuất khẩu robusta từ các quốc gia khác (ngoài Colombia và Brazil) giảm 9,8% xuống 25,15 triệu bao. Xuất khẩu của Colombia giảm 7,2% xuống 13,88 triệu bao và xuất khẩu của Brazil giảm 4,9% xuống 39,18 triệu bao.

Tổng giá trị xuất khẩu cà phê giảm 3,6% xuống 17,87 tỉ USD so với niên vụ 2018 – 2019 trong khi giá cà phê bình quân giảm xuống 148,66 US cent/pound so với mức 177,50 US cent/pound trong niên vụ 2018 – 2019.

ICO:  - Ảnh 2.
Nguồn: ICO

Xuất khẩu cà phê xanh niên vụ 2019 – 2020 giảm so với niên vụ trước

Xuất khẩu cà phê arabica xanh giảm 7,7% xuống 71,98 triệu bao trong niên vụ 2019 – 2020. Các lô hàng từ 4 trong 5 nhà xuất khẩu arabica xanh lớn nhất, chiếm 78% tổng lượng xuất khẩu, đã giảm trong niên vụ 2019 – 2020.

Xuất khẩu arabica xanh của Brazil giảm 8,1% xuống 31,84 triệu bao, Colombia giảm 7,2% xuống 11,59 triệu bao và Honduras giảm 19,1% xuống 5,51 triệu bao, Peru giảm 9,5% xuống 3,63 triệu bao trong khi xuất khẩu của Ethiopia tăng 1,3% lên 3,85 triệu bao.

Tổng giá trị xuất khẩu cà phê arabica xanh giảm 2,8% xuống 12 tỉ USD từ mức 12,35 tỉ USD trong niên vụ 2018 – 2019 và 13,48 tỉ USD trong niên vụ 2017 – 2018. Trong khi đó, giá cà phê arabica trung bình tăng 5,3% lên 126,07 US cent/pound.

Trong niên vụ 2019 – 2020, xuất khẩu cà phê robusta xanh giảm 1,6% xuống 42,65 triệu bao, phần lớn do xuất khẩu từ Việt Nam – chiếm 56% tổng lượng xuất khẩu robusta xanh – đã giảm 8,6% xuống còn 24,05 triệu bao.

Tuy nhiên, xuất khẩu robusta xanh của Brazil tăng 21,2% lên 4,63 triệu bao, Uganda tăng 25,9% lên 4,39 triệu bao và Indonesia tăng 31% lên 3,93 triệu bao. Trong khi đó, xuất khẩu robusta xanh của Ấn Độ giảm 14,3% xuống 2,78 triệu bao.

Tổng giá trị xuất khẩu robusta xanh giảm 8% xuống 3,93 tỉ USD từ mức 4,27 tỉ USD trong niên vụ 2018 – 2019 và 4,77 tỉ USD trong niên vụ 2017 – 2018. Giá cà phê robusta trung bình giảm 6,5% xuống 69,6 US cent/pound.

Xuất khẩu cà phê rang xay đã liên tục tăng từ 370.000 bao trong niên vụ 2014 – 2015 lên 788.000 bao trong niên vụ 2018 – 2019 tuy nhiên giảm trở lại 15% xuống còn 669.000 bao trong năm 2019 – 2020.

Colombia là nước xuất khẩu cà phê rang xay lớn nhất, và xuất khẩu của nước này đã tăng 15% lên 198.000 bao trong khi xuất khẩu của Mexico giảm 12,7% xuống còn 194.000 bao.

Xuất khẩu cà phê rang xay của Indonesia tăng gấp đôi lên 48.500 bao trong khi Brazil giảm 11,2% xuống 23.000 bao.

Tuy nhiên, tổng giá trị xuất khẩu lại tăng 7,8% lên 176,36 triệu USD. Ngoài ra, giá cà phê rang xay trung bình tăng 26,8% lên 199,18 US cent/pound.

ICO:  - Ảnh 3.
Nguồn: ICO

Trong 5 năm trước, xuất khẩu cà phê hòa tan đã ghi nhận mức tăng hàng năm 5% từ 9,01 triệu bao trong niên vụ 2014 – 2015 lên 11,34 triệu bao trong niên vụ 2018 – 2019.

Niên vụ 2019 – 2020, xuất khẩu cà phê hòa tan tăng 2,3% 11,60 triệu bao. Brazil là nhà xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất nhưng xuất khẩu của nước này trong niên vụ 2019 – 2020 chỉ đạt 3,94 triệu bao, thấp hơn 2,1% so với niên vụ 2018 – 2019.

Xuất khẩu cà phê hòa tan của Indonesia tăng 36,1% lên 1,81 triệu bao trong khi Ấn Độ giảm 7,8% xuống 1,8 triệu bao – đây là năm giảm thứ ba của Ấn Độ.

Ngoài ra, xuất khẩu cà phê hòa tan của Việt Nam giảm 3,2% xuống 1,32 triệu bao trong khi Mexico tăng 8,8% lên 861.000 bao.

Tổng giá trị xuất khẩu cà phê hòa tan tăng 0,3% lên 1,76 triệu USD trong niên vụ 2019 – 2020 và giá cà phê hòa tan trung bình giảm 2% xuống còn 114,81 US cent/pound.

?? NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀNG GIÚP BẠN GIẢM CÂN THÀNH CÔNG ??

? Việc giảm cân chưa bao giờ là điều dễ dàng dù cho đã lên kế hoạch cho mình rất chi tiết, chăm chỉ tập thể dục hàng ngày, nhưng rồi vẫn thất bại, và lại tăng cân trở lại, hãy tham khảo những nguyên tắc dưới đây để tìm ra “”chân lý”” cho chính mình nhé!

1️⃣ Xác định rõ mục đích giảm cân của mình, từ bỏ những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, không bao giờ để cơ thể bị đói.

2️⃣ Mua thật nhiều hoa quả, rau xanh, thịt gà, cá, và bánh mì nguyên hạt, thực phẩm ít béo như sữa chua, sữa tươi nguyên chất,…

3️⃣ Uống nhiều nước, tối thiểu uống 8 ly nước mỗi ngày, tương đương khoảng 2 lít nước. Uống nước thay vì uống đồ có ga sẽ giúp hạn chế lượng calo hấp thụ hàng ngày. Nước cũng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ tiêu hóa và bù nước cho cơ thể.

4️⃣ Tự nấu ăn. Tự làm đầu bếp cho chính mình không những tạo ra niềm vui mà còn giúp cơ thể kiểm soát nguyên liệu cho vào từng món ăn – điều rất quan trọng trong giảm cân.

5️⃣ Lên kế hoạch tập luyện. Hãy lên kế hoạch, thời gian chi tiết tập luyện khoảng 30 phút/ ngày, 6 ngày/ tuần, kết hợp nhiều bài tập, các bài tập đa dạng như nhảy dây, chạy bộ, đi dạo với thú cưng hay tham gia vào các lớp học thể dục.

6️⃣ Không bao giờ từ bỏ. Ý chí và sự kiên nhẫn chiếm một phần quan trọng dẫn đến giảm cân thành công. “Có công mài sắt có ngày nên kim”, nỗ lực sẽ làm nên thành quả.

7️⃣ Đừng lãng phí cả ngày dài khi cơ thể được đốt mỡ thừa nếu không quên bổ sung cho mình 1 ly cà phê xanh LIONKING mỗi sáng!

? Save ngay những thông tin bổ ích này để áp dụng cho cuộc chiến của chính mình nhé ✨

VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN CÀ PHÊ XANH LIONKING LÀ THỨC UỐNG YÊU THÍCH MỖI NGÀY?

  • Không hóa chất độc hại,
  • Không gây hại đến sức khỏe
  • Làm giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể
  • Cải thiện vóc dáng
  • Nguồn nguyên liệu Cà phê được nhập khẩu từ Jamaica – Với độ cao từ 2000m- 5000m so với mực nước biển, vùng núi Blue Mountains là một trong những vùng có thể trồng được các loại cà phê NGON NHẤT trên thế giới đạt chuẩn Organic. Khí hậu ở đây dễ chịu, lượng mưa lớn, đất rất giàu dinh dưỡng và thấm nước tốt. Sự kết hợp giữa đất đai và khí hậu tạo nên điều kiện lý tưởng cho cây cà phê.
  • Quy trình sản xuất hiện đại theo công nghệ chuyển giao từ Đức tiên tiến và tốt nhất hiện nay. Đã qua một quy trình sản xuất đạt chuẩn GMP, kiểm định chặt chẽ.
  • Là sản phẩm cà phê xanh đầu tiên tại việt nam Đạt Chứng nhận quốc tế ISO 22000:2018 An Toàn Thực Phẩm cấp bởi Tổ Chức URS Anh Quốc. Chứng chỉ nghiêm ngặt nhất hiện nay
  • Quy trình sản xuất vẫn giữ nguyên hương vị cà phê mà không làm mất đi mùi vị vốn có.
Cà phê xanh hoà tan Lion King 4in1 Nhân sâm và Cà phê xanh phin giấy Lion King

?Đặt?hàng?tại ?

???????: http://bit.ly/cà-phê-lion

???????: http://bit.ly/cà-phê-LION

?????: http://bit.ly/cà-phê

?Trang TMĐT http://bit.ly/Foodworld

????̣ ??̛̉ : Pongdrang, Krongbuk, Buôn Hồ, Đắc Lắc, Việt Nam

Văn phòng Chi Nhánh Miền Nam : 178 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP Vũng Tàu .

☎ Hotline : ???? ??? ???

Nhà phân phối là gì và vai trò của họ với doanh nghiệp

Trong kinh doanh, hệ thống phân phối giống như hệ thống kênh mương đem nước về làm tươi mát các cánh đồng. Để nước đến được với từng cánh đồng thì cần phải thông dòng ở tất cả các nhánh kênh mương. Nước có chảy nhanh, chảy mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều các yếu tố khác nhau như độ lớn của kênh mương, độ dốc của dòng chảy, mức độ cản trở của dòng nước…

Doanh nghiệp chúng ta sản xuất sản phẩm muốn đưa được sản phẩm tiếp cận được khách hàng mục tiêu phải nhờ qua kênh phân phối. Hệ thống kênh phân phối là các cá nhân, các tổ chức kinh doanh độc lập hay các phương tiện, công cụ trung gian có nhiệm vụ chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất đến thị trường, để đáp ứng nhanh nhất cho người tiêu dùng. Kênh phân phối là tập hợp những trung gian được nhà sản xuất chọn lọc và quyết định để đưa sản phẩm ra thị trường sao cho hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất.

Mỗi khi nói đến việc thiết lập kênh phân phối, chúng nhớ đến câu chuyện phân phối bất thành Bia Lager của công ty Tân Hiệp Phát, sự cản trở trong quá trình phân phối có khả năng đánh tan mọi mục tiêu của doanh nghiệp. Bởi vì khi xây dựng kênh phân phối, có ba nhiệm vụ rất quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm, thứ nhất là làm cho sản phẩm hiện diện (availability), cho sản phẩm có mặt ở nơi cần thiết sẵn sàng đón đợi khách hàng để mua. Thứ hai là phải để cho người tiêu dùng nhận thấy được (visibility), thực hiện tất cả những biện pháp cần thiết như trưng bày sản phẩm, treo dán vật phẩm quảng cáo… để tác động đến người mua sắm, khiến họ dễ dàng quyết định mua sản phẩm của chúng ta và thứ ba là biến điểm bán thành điểm tiếp thị (marketing at POS), làm cơ sở để tiếp nhận các chiến dịch quảng cáo tiếp thị…Để xây dựng được kênh phân phối các doanh nghiệp phải mất nhiều năm và tốn nhiều tiền của, công sức, và đây là cả một công trình khoa học và nghệ thuật. Do vậy đến thời điểm này thẳng thắn mà nói các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta ít có doanh nghiệp nào hài lòng với kênh phân phối của mình, bởi vì nhiều doanh nghiệp chưa có một kênh phân phối mạnh và hữu hiệu để chuyên chở sản phẩm đến với khách hàng mục tiêu.Trong thực tế không ít doanh nghiệp đầu tư rất nhiều vào sản phẩm (product), giá cả (price), chiêu thị (promotion) mà lại ít quan tâm đến phân phối (place).

Động thái này có nghĩa là chưa thật sự quan tâm đến khách hàng phân phối trung gian, những người ngày đêm trực tiếp kinh doanh và nói tốt hay xấu về sản phẩm của mình đối với người tiêu dùng. Do vậy nhiều lúc, nhà phân phối lại thờ ơ với sản phẩm của doanh nghiệp bởi vì họ cũng có quyền hạn nhất định, họ ưu tiên lựa chọn phân phối những sản phẩm biết quan tâm đến “nồi cơm” và “cảm xúc” của họ. Câu chuyện phân phối sẽ trở nên ngọt ngào đối với những doanh nghiệp nào thực sự biết quan tâm và chăm sóc đến lợi ích của nhà phân phối, một chiến lược mang tính khoa học và nghệ thuật là như vậy.

Nhà phân phối – đối tác hay nhà làm thuê? Những người có tiền, có kinh nghiệm, biết quản lý bán hàng, có tâm huyết kinh doanh sản phẩm của chúng ta. Tuyệt vời, chúng ta chọn họ làm nhà phân phối. Họ có thể đang phân phối sản phẩm khác, cũng có thể phân phối sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Họ có thể không sống với thương hiệu của chúng ta, nhưng điều chắc chắn là họ sống với lợi nhuận của chính họ do chúng ta mang lại. Họ có kho chứa hàng, lực lượng bán hàng, tài chính để làm phân phối nên họ cũng có những quyền lực nhất định. Do vậy các doanh nghiệp khôn ngoan luôn xem nhà phân phối là đối tác của mình, tức là phải xem trọng họ, không thể sống thiếu họ, xem họ là “cánh tay” của doanh nghiệp khi vươn tới thị trường mục tiêu, và cư xử với họ như một khách hàng.

Về bản chất, doanh nghiệp cần một giải pháp có lợi cho doanh nghiệp và nhà phân phối. Để hướng tới mối quan hệ đối tác, doanh nghiệp và nhà phân phối cần có chung một mục tiêu lâu dài, sự chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm.Phải lưu ý rằng nhà phân phối là những người rất sáng suốt, biết tính toán cho quyền lợi của họ. Do vậy trong quá trình hợp tác, họ có thể bỏ doanh nghiệp chúng ta bất cứ lúc nào để đến với một doanh nghiệp khác khi những quyền lợi của họ không được thỏa mãn, khi đó hai bên đành phải “li dị” nhau. Như vậy về phía doanh nghiệp, cần có những quan điểm kinh doanh đôi bên cùng có lợi và có quan điểm có trách nhiệm nuôi sống nhà phân phối lâu dài trong quá trình thiết lập chính sách phân phối.

Tháng ba năm ngoái, đến lúc cần mở rộng thị trường ra miền Bắc, ông bạn tôi, là chủ của một doanh nghiệp nhỏ, lên đường đi tìm nhà phân phối. Qua cuộc gọi về từ Hà Nội, ông bạn tôi vừa buồn vừa bực vì đã gặp được nhà phân phối nhưng họ tỏ ra thờ ơ với bạn tôi. Khi hỏi ra sự tình mới biết là ông bạn tôi đã gặp được một nhà phân phối quy mô lớn, đang phân phối cho nhiều hãng nổi tiếng cùng ngành với bạn tôi. Sau khi nghe bạn tôi trình bày và đề nghị hợp tác, nhà phân phối tỏ ra thờ ơ bất cần, và đưa ra điều kiện chiết khấu cao ngất trên hóa đơn làm bạn tôi choáng váng…

Kênh phân phối truyền thống FMCG đánh rơi vị thế?

Như vậy mới biết là doanh nghiệp lựa chọn nhà phân phối còn tùy thuộc vào thương hiệu của mình. Thương hiệu càng mạnh việc thu phục nhà phân phối càng dễ dàng, do đó đối với những doanh nghiệp có thương hiệu chưa mạnh, là doanh nghiệp nhỏ có thể chọn lựa những nhà phân phối có quy mô phù hợp và đi từng bước để đưa sản phẩm của mình đến với thị trường mới. Ai cũng biết, khi chọn nhà phân phối phải chọn những người có tài chính tốt và sẵn sàng đầu tư vào công việc kinh doanh, có tinh thần hợp tác thực hiện các chính sách của công ty thông qua giám sát mại vụ, có khả năng quản lí tốt, ở vị trí trung tâm của khu vực hoạt động, ưu tiên hơn nếu nhà phân phối có mối quan hệ tốt với thị trường địa phương,.. nhưng cần lưu ý thêm là phù hợp với thương hiệu doanh nghiệp trong từng giai đoạn để có thể “chung sống” lâu dài.Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà phân phối thì tính chủ động cần nghiên về doanh nghiệp. Để điều này xảy ra thì chính doanh nghiệp phải chủ động nghiên cứu thị trường, đưa ra sản phẩm mới và điều chỉnh chính sách bán hàng phù hợp để tăng động lực phát triển thị trường của nhà phân phối. Để từ đó nhà phân phối sẽ phát huy hết vai trò của họ để phát triển các cửa hàng.

Số lượng của các doanh nghiệp lớn là những con số khổng lồ đòi hỏi nỗ lực của các nhà phân phối ở từng địa bàn, ví dụ Nutifood có 30,000 cửa hàng, Vinamilk có 91.500 cửa hàng, Dutch Lady 120.000 cửa hàng, Unilever có 137.700 cửa hàng,… Để có khả năng duy trì và phát triển hệ thống phân phối với số lượng cửa hàng đồ sộ, doanh nghiệp thực hiện nhiều động tác, trong đó đặc biệt là xây dựng chính sách phân phối phù hợp và mang tính cạnh tranh cao.Chính sách phân phối – cốt lõi của chiến lược. Rất nhiều chủ doanh nghiệp hiện nay đang đau đầu vì chính sách phân phối của mình không hiệu quả ngoài thị trường. Nếu để khách hàng hài lòng bằng chính sách chiết khấu cao cũng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong khóa huấn luyện ngày đầu tháng 4/2010 về chính sách phân phối do BrainMark tổ chức hơn 25 doanh nghiệp tham gia đều cho rằng chính sách phân phối quyết định đến 80% hiệu quả vận hành kênh phân phối. Có như vậy mới thấy chính sách phân phối là một yếu tố quan trọng nhất quyết định sự hợp tác lâu dài và phát triển kênh phân phối bền vững.Trong chính sách phân phối thông thường được các doanh nghiệp thiết lập có cấu thành bởi các yếu tố: chiết khấu trên hóa đơn, thưởng doanh số / KPI (Key Performance Indicators), thưởng đơn hàng đúng tiến độ, lương nhân viên bán hàng, chính sách công nợ, chính sách thưởng trả đúng hạn, chính sách cho đại lý bên dưới nhà phân phối.

Mỗi doanh nghiệp tùy vào từng ngành hàng, từng chiến lược khác nhau sẽ có những chiết khấu khác nhau, có công ty chiết khấu trên hóa đơn 1,5% nhưng cũng có công ty chiết khấu đến 9%, thậm chí đến 12%… cộng thêm những chỉ tiêu khác làm cho chính sách phân phối có số tăng lên đến 15%.Trong chính sách phân phối có chỉ tiêu lương nhân viên bán hàng, đây là một trong những chỉ tiêu khá hay phụ thuộc vào quan điểm của nhiều doanh nghiệp. Có doanh nghiệp cho rằng, việc trả lương cho nhân viên bán hàng là phải do nhà phân phối thực hiện vì nhân viên của họ thì họ trả lương, nhưng cũng có những doanh nghiệp giành lấy việc trả lương vì cho rằng, ai trả lương thì nhân viên sẽ làm cho người đó. Doanh nghiệp trả lương thì nhân viên làm cho doanh nghiệp, mặc dù mỗi ngày gặp gỡ nhà phân phối hay đại lý, tuy nhiên nhân viên bán hàng là đội ngũ tạo ra sức ép (push) trong bán hàng với hệ thống…

Hiện nay các công ty như Masan, ICP, Unza, Cholimex, Nestle… đang áp dụng trả lương cho nhân viên bán hàng.Song song với việc thực hiện các chính sách chiết khấu, thưởng theo chỉ tiêu doanh thu / KPI thì doanh nghiệp đã nỗ lực trong việc hỗ trợ các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi… gọi chung là tiếp thị thương mại (trade marketing)… Tiếp thị thương mại là một bộ phận rất hay làm trung gian cho phòng sales và phòng marketing của doanh nghiệp. Phòng Sales thì lo đẩy hàng từ công ty xuống nhà phân phối, còn phòng marketing kéo người tiêu dùng đển tìm mua. Còn phòng trade marketing thì thực hiện các biện pháp để khách hàng nhận biết sản phẩm tại cửa hàng tốt nhất để tiếp đón người tiêu dùng. Đối với phòng Sales, hàng không có sẵn trong điểm bán thì không bán được, nhưng đối với trade marketing thì hàng có sẵn tại điểm bán nhưng không sẵn sàng trưng bày cho khách hàng tiếp cận thì vẫn không bán được. Do vậy các chương trình trưng bày sản phẩm có thưởng, triển khai các vật phẩm quảng cáo dành cho nhà phân phối hay các đại lý là trách nhiệm của trade marketing.Chúng ta xây dựng chính sách phân phối trong đó thể hiện nhiều chính sách nhỏ dành cho từng kênh khác nhau (kênh trực tiếp, kênh gián tiếp, kênh đại lý, kênh bán lẻ…). Vấn đề là làm thế nào để tránh xung đột trên từng kênh khi có áp dụng các chính sách khác nhau như trên. Xung đột trên kênh phân phối – cơ sở của sự tổn thương thương hiệu Hiện nay nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày gặp phải những xung đột trên kênh phân phối khá thường xuyên.

Nhiều doanh nghiệp Tp.HCM phát hiện rằng sản phẩm của mình bán lẻ tại Hải Phòng cò rẻ hơn giá đại lý tại Tp.HCM?, như vậy cũng có thể xảy ra nghịch lý là khách hàng mang sản phẩm từ Hải Phòng vào bán lại cho thị trường Tp.HCM (trong khi nhà sản xuất tại Tp.HCM), ôi thật là đau cái đầu. Nguyên nhân của nó là chính sách phân phối của doanh nghiệp có vấn đề, làm nảy sinh xung đột giữa các kênh bán hàng. Việc thiết lập các chính sách giá cho từng cấp là nguyên nhân chính nảy sinh mọi vấn đề xung đột… Chúng ta có thể xem ví dụ về cách thiết lập giá bán của một công ty bán hàng tiêu dùng theo bảng sau:Xung đột trên kênh phân phối là câu chuyện nhiều tập của các doanh nghiệp có kênh phân phối thiếu tính chủ động và phụ thuộc nhiều vào những nhà phân phân phối sỉ lớn. Các doanh nghiệp bám theo kênh phân phối truyền thống phân phối qua các chợ đầu mối khi chuyển sang kênh phân phối đa kênh bắt đầu xuất hiện xung đột. Khi xung đột xảy ra làm cho người tiêu dùng cảm thấy thiếu nhất quán trong quá trình mua hàng và từ đó làm tổn thương đến thương hiệu. Ngoài ra, trong thực tế vấn đề xung đột còn thể hiện không ít trường hợp các thành viên trong hệ thống phân phối vi phạm cam kết, chạy theo những lợi ích cục bộ gây ảnh hưởng xấu cho cả hệ thống. Thực trạng các đại lý tự ý tăng giá, hoặc giảm giá là tình cảnh chung trong một số ngành. Dù với cách thức nào thì thiệt hại lớn nhất vẫn thuộc về người tiêu dùng. Và khi niềm tin của họ bị giảm sút sẽ kéo theo doanh số bán hàng của doanh nghiệp bị sụt giảm.

Một ví dụ vào tháng 9/2009, VinaPhone đã cắt hợp đồng với 4.836 đại lý do họ cố tình vi phạm hợp đồng. Một số doanh nghiệp công khai giá bán, mức chiết khấu cho các đại lý và lập ra nhiều kênh nhận phản hồi từ khách hàng.Việc xây dựng các điều khoản chặt chẽ trong hợp đồng phân phối cũng là các ràng buộc pháp lý được doanh nghiệp áp dụng. Điều kiện cần để có một hệ thống phân phối mạnh là sự cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp, nhà phân phối và người tiêu dùng. Tuy nhiên sự nhạy bén, thích ứng linh hoạt với thực tế mới là điều kiện đủ cho sự ổn định và thành công

Trở thành Đại Lý, Nhà phân phối cho CÀ PHÊ XANH GIẢM MỠ

Tham gia ngay ??̣̂ ???̂́?? ???̀ ???̂? ???̂́?, Đ?̣? ??́ của CÀ PHÊ XANH GIẢM MỠ đến từ thương hiệu LIONKING Premium thuộc tập đoàn Rainbow Việt Nam. Tại sao không ???

?Bạn là Sinh Viên

?Bạn là Mẹ Bỉm Sữa

?Bạn là Người Lao Động có thu nhập thấp

?Bạn khao khát được làm đẹp AN TOÀN & làm chủ cuộc sống

CÀ PHÊ XANH GIẢM MỠ sẽ là sự lựa chọn Sáng suốt cho bạn bởi:

? Chính sách chiết khấu CAO? ngất ngưởng mà vốn bỏ ra lại THẤP vô cùng.

✅Phần thưởng và lợi nhuận lên đến #100_triệu_đồng cho những đại lý Nhiệt huyết & Kiên trì.

✅Không hóa chất độc hại,

✅Không gây hại đến sức khỏe

✅Làm giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể

✅Cải thiện vóc dáng

✅Nguồn nguyên liệu Cà phê được nhập khẩu từ Jamaica – Với độ cao từ 2000m- 5000m so với mực nước biển, vùng núi Blue Mountains là một trong những vùng có thể trồng được các loại cà phê NGON NHẤT trên thế giới đạt chuẩn Organic. 

✅Quy trình sản xuất hiện đại theo công nghệ chuyển giao từ Đức tiên tiến và tốt nhất hiện nay. Đã qua một quy trình sản xuất đạt chuẩn GMP, kiểm định chặt chẽ.

✅Là sản phẩm cà phê xanh đầu tiên tại việt nam Đạt Chứng nhận quốc tế ISO 22000:2018 An Toàn Thực Phẩm cấp bởi Tổ Chức URS Anh Quốc. Chứng chỉ nghiêm ngặt nhất hiện nay

✅Chứng nhận HACCP hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp bởi Hoa Kỳ.

✅Chứng chỉ ISO 14000:2015 Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường cấp bởi PQI Việt Nam

✅Quy trình sản xuất vẫn giữ nguyên hương vị cà phê mà không làm mất đi mùi vị vốn có.

✅??????? Công ty TNHH Rainbow VN :https://rainbowgroup.com.vn/

???̛?̛?? ???̣̂? 

Lion cafe, Lion King:  https://www.lioncafe.com.vn/

Robinson Farm, GAMA:  https://robinsonfarm.vn/

????̣ ??̛̉ : Pongdrang, Krong Buk, Buôn Hồ, Đắk Lắk, Việt Nam

Văn phòng Chi Nhánh Miền Nam : 178 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP Vũng Tàu .

☎ Hotline : ???? ??? ???

Thị trường chuỗi cà phê: Lớn, nhỏ tung chiêu giữ thị phần

Sự xuất hiện ngày càng nhiều chuỗi lớn, với đủ mô hình kinh doanh buộc những tiệm cà phê nhỏ phải thay đổi để cạnh tranh với tâm lý không phải “lấy trứng chọi đá”.

Thị trường cà phê Việt Nam đang phát triển đa dạng hơn bao giờ hết, với đủ loại hình, phân khúc, từ cao cấp đến bình dân. Ảnh: A.H
Thị trường cà phê Việt Nam đang phát triển đa dạng hơn bao giờ hết, với đủ loại hình, phân khúc, từ cao cấp đến bình dân. Ảnh: A.H

Ông lớn “vơ bèo, vạt tép”

Một buổi sáng mùa Thu ở Hà Nội, thời tiết quá đẹp để bất cứ ai cũng có thể tự thưởng cho mình một ly cà phê nóng, lạnh, để mang đi hay ngồi thưởng thức tại chỗ.

Trong tiết trời đó, Đỗ Ngọc Hòa, 37 tuổi và là CEO của chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Rain Coffee đã tự thưởng cho mình một ly cà phê tự chế và đứng trước các bạn trẻ say sưa nói về nghệ thuật pha cà phê. Hơn chục học viên trong độ tuổi 20 – 30, với hy vọng mở riêng cho mình một quán cà phê, chăm chú nhấp từng ngụm nhỏ cà phê và ghi chú về những hương vị họ cảm nhận.

Trong 3 thập kỷ qua (tính từ khi bắt đầu công cuộc cải cách năm 1986), cà phê là một trong những mặt hàng đóng góp quan trọng nhất cho doanh thu của ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng và GDP nói chung. Ngành công nghiệp cà phê đã tạo ra hơn nửa triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, đồng thời là sinh kế chính của hàng ngàn hộ gia đình trong các khu vực sản xuất nông nghiệp. Giá trị xuất khẩu cà phê thường chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản và tỷ trọng cà phê luôn vượt trên 10% GDP nông nghiệp trong những năm gần đây.

Lịch sử ngành cà phê Việt Nam bắt đầu từ năm 1857, do người Pháp mang tới. Tính đến nay, việc trồng cà phê đã “cố thủ” trong văn hóa Việt Nam hơn một thế kỷ. Được tăng cường bởi sự hỗ trợ từ Chính phủ, sản xuất cà phê Việt Nam đã tăng từ mức rất thấp vào đầu những năm 1990 (khi cả nước chỉ có vỏn vẹn 5.900 ha cà phê), đến nay, diện tích cà phê của cả nước đã lên tới nửa triệu héc-ta, với sản lượng hàng năm đạt hơn 25 triệu bao vào năm 2010 và duy trì liên tục đến nay, đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới.

Những lợi thế đó khiến thị trường cà phê Việt Nam trở nên hấp dẫn ở mọi phân khúc, từ cao đến thấp, từ sang xịn trong các khách sạn cao cấp đến chuỗi cà phê nổi tiếng trong và ngoài nước, từ cà phê truyền thống, hiện đại, đến cà phê vỉa hè, cà phê rong, từ cà phê rang xay đến cà phê hòa tan…

Thị trường cà phê tại Việt Nam đang không ngừng tăng trưởng và mở rộng. Kinh doanh cà phê đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều bạn trẻ yêu thích khởi nghiệp ấp ủ. Rất nhiều người đã từng thành công với những ý tưởng kinh doanh cà phê độc đáo của mình. Đây cũng là kinh doanh táo bạo, nhưng sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn khi có nhiều thương hiệu cà phê đồng hành và hỗ trợ.

Kinh doanh cafe take away cần chuẩn bị những gì là đủ?

Đó là lý do để vị CEO Rain Coffee bỏ ra khá nhiều thời gian để tư vấn cho các bạn trẻ có đam mê pha chế và muốn bước vào kinh doanh trên thị trường này.

Anh Hòa đang sở hữu 21 cơ sở nhượng quyền tại Hà Nội, các tỉnh miền Bắc, miền Trung và sẽ sớm có mặt ở miền Nam.

“Chúng tôi muốn biết, mỗi bạn trẻ đến đây liệu có thực sự mong muốn mở quán không? Hiện tại đang có gì và ý tưởng quán cà phê thế nào? Nếu họ thật sự có thiện chí, chúng tôi sẽ chỉ cho họ tất cả những điều cần tránh và những điều nên làm khi muốn mở quán cà phê”, anh Hòa nói.

Hòa cho biết, hiện có nhiều bạn trẻ tìm hiểu, học pha cà phê, nâng cao tay nghề, có ý định mở quán kinh doanh.

Trong khi đó, các thương hiệu chuỗi cà phê lớn trong và ngoài nước như Starbucks, Highlands Coffee và các đối thủ cạnh tranh vẫn nhìn thấy những cơ hội lớn để mở rộng trên thị trường này. Thị trường chuỗi cà phê và trà Việt Nam có quy mô khoảng 1 tỷ USD/năm (theo Euromonitor), nhưng lại chưa có tên tuổi nào giành thị phần áp đảo. Highlands Coffee, Starbucks, The Coffee House, Phúc Long, Trung Nguyên cũng chỉ chiếm 15,3 % thị phần.

Mặc dù vậy, nhìn cục diện, thì các thương hiệu đình đám toàn cầu phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh mạnh từ trong nước. Starbucks chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam vào năm 2013. Sau 7 năm phát triển, Starbucks hiện có 65 quán ở các tỉnh, thành phố. Trong khi đó, chuỗi Highlands Coffee đang nổi lên trở thành một đối trọng lớn. Thậm chí, họ còn sáng tạo ra nhiều mô hình và không chừa phân khúc nào, miễn là có thể kiếm thêm tiền. Không chỉ Highlands Coffee, mà McDonald’s, Vinacafe, đến tân bình như Ông Bầu cũng ồ ạt mở kiosk, mang cả xe xuống phố bán hàng.

Động thái mạnh nhất phải kể đến chuỗi cà phê Ông Bầu vừa chính thức khai trương 6 điểm bán mới tại các mặt bằng có sẵn của chuỗi nhà hàng Ba Gác.

Sự hợp tác theo mô hình “chuỗi liên kết chuỗi” giữa cà phê Ông Bầu và Nhà hàng Ba Gác Nướng và Bia được cho là mang lại hiệu quả cao cho cả hai bên, đặc biệt trong giai đoạn ngành dịch vụ ăn uống (F&B) đang gặp nhiều khó khăn vì Covid-19.

Thỏa thuận này sẽ giúp Ông Bầu nhanh chóng mở rộng mạng lưới, mở rộng khách hàng đến đông đảo giới trẻ và nhân viên văn phòng. Riêng Ba Gác, ngoài việc gia tăng hiệu quả mặt bằng, còn có cơ hội tiếp cận được thêm các khách hàng của cà phê Ông Bầu. Không chỉ thúc đẩy doanh số, sự kết hợp này còn góp phần thúc đẩy cà phê Ông Bầu tiến gần đến mục tiêu 10.000 điểm bán vào cuối năm 2022.

Nhỏ không từ bỏ

Những động thái “vơ bèo, vạt tép” của các ông lớn nói trên cho thấy một dấu hiệu thay đổi mạnh mẽ về chiến lược kinh doanh cũng như thị hiếu của khách hàng. Giới đầu tư cho rằng, nếu ai có ý định mở quán cà phê thì nên từ bỏ, còn nếu làm vì đam mê thì cứ mở.

Đỗ Ngọc Hòa không nghĩ thế. Anh cho rằng, bán theo mô hình nào thì cũng vẫn phát triển, bởi các hãng chọn phân phúc khác nhau, tệp khách hàng cũng khác nhau. Chắc chắn, các thương hiệu nhỏ sẽ điều chỉnh hướng đi và các hình thức kinh doanh. Chẳng hạn, nếu quy mô các quán bị thu hẹp, họ có thể đầu tư mạnh mảng bán online, qua các ứng dụng giao đồ ăn và thức uống, như Now, GrabFood, Baemin, Lozi, Ahamove, Go-Food, Lalamove, Foody…

“Thời gian qua, Rain Coffee đóng 2 cơ sở. Nếu tính riêng kênh bán đồ uống thì tỷ lệ online/offline đang là 80-20. Trong giai đoạn giãn cách thì 100% bán online. Ở ngoài Bắc, mô hình bán cà phê rong, vỉa hè có xe… sẽ không phát triển được, vì không được phép đứng vỉa hè, lòng đường”, anh Hòa nói.

Trong khi đó, Hoàng Tiễn, đồng sáng lập, kiêm CEO chuỗi Coffee Bike ở TP.HCM thừa nhận, việc Highlands bán cà phê bằng xe tải cho thấy, họ sẽ tham gia mọi phân khúc, nên sẽ ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh của Coffee Bike, trong đó, các vị trí đẹp sẽ bị cạnh tranh mạnh.

“Tôi đang suy nghĩ, phân vân về việc mình có nên chuyển hẳn thành công ty chuyên bán online hay vẫn là bán lẻ truyền thống”, Tiễn nói và cho biết sẽ tính toán thêm để có quyết định phù hợp với tình hình thực tế.

Trước mắt, từ nay đến năm 2021, Coffee Bike phát triển mô hình nhượng quyền cà phê pha máy mang đi. Doanh thu tại chuỗi cửa hàng và điểm bán có chỗ ngồi của Coffee Bike giảm đều 15-20%. Tuy nhiên, mô hình nhượng quyền cà phê pha máy mang đi lại tăng trưởng mạnh về điểm bán và đơn hàng. Coffee Bike đang có 10 cửa hàng, 29 điểm bán xe cà phê và kiosk, chủ yếu tập trung tại TP.HCM.

Một trong những ưu điểm nổi bật của mô hình kinh doanh cà phê vỉa hè, kiosk nằm ở chỗ không nhất thiết phải đầu tư vốn quá lớn ngay từ ban đầu (30 – 50 triệu đồng), mà vẫn có thể tạo ra được nguồn doanh thu không hề nhỏ (900.000 – 1,5 triệu đồng/buổi). Ngoài bán cà phê, người bán có thể mở rộng mặt hàng với các loại đồ uống và đồ ăn vặt thích hợp với không gian vỉa hè, giúp thu được nhiều lợi nhuận hơn từ công việc này. Theo Tiễn, với chi phí đầu tư xe, mặt bằng không quá cao…, giá bán của 19 loại thức uống của thương hiệu Coffee Bike Việt Nam chỉ 14.000 – 24.000 đồng/cốc.

Hiện tại, Coffee Bike vẫn rất tự tin trên thị trường của mình. “Chúng tôi quyết định pha cà phê bằng máy tại chỗ, pha theo phong cách Italy, chứ không phải là bán cà phê pha sẵn hay pha phin, giúp chiết xuất được những gì tinh túy nhất trong hạt cà phê”, Tiễn nói.

Cuối cùng, một khi tự tin và có chiến dịch marketing đánh đúng thị hiếu, ưu đãi kích thích nhu cầu khách hàng, thì kinh doanh nhỏ trên thị trường vẫn có đất sống. Dù bán hàng rong hay bán vỉa hè, bán cho khách mang đi, thì họ cũng vẫn có thể khai thác được khách hàng ở các tòa nhà, chung cư, công ty, văn phòng trong khu vực thông qua việc ship hàng đến tận nơi với tốc độ nhanh. Đây được xem là cách thu hút khách hàng rẻ nhất và hiệu quả nhất.Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa), để phát triển, cà phê Việt Nam cần nâng cao chất lượng và tăng thị phần tiêu thụ nội địa.

Một số nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, tiềm năng thị trường nội địa của Việt Nam có thể tiêu thụ tới 70.000 tấn/năm. Nghĩa là, với sản lượng cà phê 700.000 – 800.000 tấn/năm, thì lượng cà phê tiêu thụ nội địa đạt gần 10%.

Trong khi đó, theo Hiệp hội Cà phê thế giới, tiêu dùng nội địa của cà phê Việt Nam hiện chỉ đạt gần 3,6% – mức thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê.

Chờ đón sản phẩm cà phê xanh sắp ra mắt của Lion King – Nhãn hiệu thuộc Rainbow Việt Nam

Bạn vừa yêu thích hương vị cà phê, vừa mong muốn có một vóc dáng chuẩn đẹp ?!

LIONKING Premium sắp cho ra mắt dòng sản phẩm Cà Phê Xanh là sản phẩm  kết tinh của quá trình nghiên cứu, sản xuất bằng công nghệ tiên tiến chuyển giao từ Đức – Sản phẩm giảm cân, GIẢM MỠ an toàn và hiệu quả nhất hiện nay mà bạn nên sử dụng.

Được chắt lọc từ những hạt Cà phê hoàn hảo nhất tại một trong những vùng đất Cà phê nổi tiếng hàng đầu thế giới: Krông Buk, Buôn Hồ, Đắk Lắk, Việt Nam đạt chuẩn Organic. 

Kết hợp cùng với Collagen có tác dụng rất tốt cho da, tóc và xương khớp là giải pháp hoàn hảo để tạo ra các acid amin thanh khiến cho sức khỏe của làn da, mái tóc, móng tay, xương khớp, các mô liên kết khác trên cơ thể người.

Ngoài ra còn có Nhân sâm được xem là vị thuốc đại bổ nhờ có nhiều công dụng quý cho sức khỏe như chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, ngừa ung thư, giảm đường huyết.. và còn rất nhiều công dụng khác

Cà phê xanh không qua quá trình rang chín, vẫn giữ nguyên vẹn các chất chống oxy hóa, có công dụng kháng mỡ, hỗ trợ giảm cân, giúp kiểm soát tiểu đường, tăng sự tuần hoàn, giảm Cholesterol ngăn ngừa bệnh Alzheimer, ngừa ung thư,…..Được tinh chế theo công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất chuyển giao từ Đức . Đã qua một quy trình sản xuất đạt chuẩn GMP, kiểm định chặt chẽ.

Công dụng: 

  • Hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa tích tụ trong cơ thể
  • Thanh lọc cơ thể
  • Thúc đẩy trao đổi chất, bổ sung dinh dưỡng
  • Giảm Cholesterol, Cải thiện sức khỏe
  • Không gây buồn ngủ và tác dụng phụ

 Cà phê xanh giảm cân Lion king có chiết xuất 100% từ thiên và hoàn toàn không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Có đầy đủ chứng nhận và kiểm soát chặt chẽ của theo tiêu chuẩn ISO 22000 của Vương Quốc Anh,  HACCP  của Hoa Kỳ ISO 14001 – 2015 ,chứng nhận bảo vệ môi trường.

✅??????? : https://lionkingcoffee.vn/

?Đặt?hàng?tại ?

???????:http://bit.ly/cà-phê-lion

???????: http://bit.ly/cà-phê-LION

?????:http://bit.ly/cà-phê

?Trang TMĐT http://bit.ly/Foodworld

????̣ ??̛̉ : Pongdrang, Krongbuk, Buôn Hồ, Đắc Lắc, Việt Nam

Văn phòng Chi Nhánh Miền Nam : 178 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP Vũng Tàu .

☎ Hotline : ???? ??? ???

#lioncoffee#lioncafe#cafe#caphesang#coffee#3in1#4in1#giảmcân#giảmmỡ#giảmcânhiệuquả

Bột cà phê có tác dụng gì?

Gần đây, khi mỹ phẩm giả, nhái, mỹ phẩm kém chất lượng tràn lan thị trường thì chị em phụ nữ lại ưu tiên hơn những nguyên liệu làm đẹp từ thiên nhiên, có thể thực hiện ngay tại nhà. Bột cà phê cũng là một trong những sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên rất tốt.

Tắm trắng cà phê có tốt không

Tắm trắng cà phê có tốt không

Nói về công dụng của cà phê, là thức uống không thể thiếu của nhiều người vào mỗi sáng, giúp bạn tỉnh táo, có tinh thần làm việc tốt nhất, xua tan cơn buồn ngủ và hứng khởi tiếp tục công việc. Nếu uống nhiều cà phê, chị em phụ nữ có thể chịu nhiều ảnh hưởng xấu đến làn da như mất ngủ, da sạm đen, thiếu sức sống…

Tuy nhiên, sử dụng bột cà phê không theo đường uống mà dùng tác dụng từ bề mặt ngoài da, như để tắm trắng, đắp mặt nạ, loại bỏ tế bào chết thì rất tốt. Những công dụng của bột cà phê với làn da có thể kể tới như:

Kích thích tế bào tái tạo mạnh khỏe hơn

Da chúng ta cần tái tạo mỗi ngày để khỏe mạnh hơn, trong cà phê chứa thành phần caffein giúp kích thích tế bào phát triển và tái tạo, khỏe mạnh hơn, mịn màng hơn, đủ sức ứng phó với các tác nhân xấu từ môi trường.

Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng

Bột cà phê được xay nhỏ từ hạt cà phê, do đó dù mịn nhưng chúng vẫn gồm nhiều hạt nhỏ lăn tăn, có tác dụng lấy đi nhẹ nhàng tế bào chết cho da, kể cả da mặt. Tẩy tế bào chết là công đoạn quan trọng trong quá trình chăm sóc và làm đẹp da, giúp làn da sáng bóng hơn, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn ở công đoạn chăm sóc tiếp theo.

Chất chống oxy hóa làm tươi trẻ làn da

Trong bột cà phê cũng chứa chất chống oxy hóa, không chỉ tốt cho cơ thể qua đường uống mà tác dụng thấm vào làn da, giúp trẻ hóa, ngăn ngừa lão hóa sớm ở da. Lão hóa làn da là nguyên nhân khiến da sạm đen, hình thành nhiều vết nhăn và thâm nám đáng ghét.

Bột cà phê chống oxy hóa làm tươi trẻ làn da

Bột cà phê chống oxy hóa làm tươi trẻ làn da

Da đều màu và loại bỏ khuyết điểm

Làn da nhiều khuyết điểm, không đều màu luôn là vấn đề nhức đầu của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là các vết thâm nám, tàn nhang, sạm da, sẹo rỗ do mụn để lại… Những khiếm khuyết này đều được bột cà phê loại bỏ dễ dàng, đem lại làn da trắng sáng đồng đều.

Là nguyên liệu cho công thức tắm trắng hoàn hảo

Bột cà phê dễ dàng kết hợp với nhiều nguyên liệu làm đẹp tự nhiên, an toàn khác như mật ong, sữa tươi, dầu dừa, dầu oliu… trở thành công thức tắm trắng da, loại bỏ tế bào chết, loại bỏ mụn, thâm nám và tái tạo làn da hoàn hảo. Biết cách lựa chọn nguyên liệu kết hợp cùng bột cà phê phù hợp với sức khỏe làn da bạn, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với công dụng của nó.

Như vậy, công dụng làm đẹp, tắm trắng từ bột cà phê là rất tốt, song chị em cần lựa chọn công thức phù hợp, đồng thời kết hợp chăm sóc da với kem dưỡng ẩm, kem chống nắng… và cải thiện sức đề kháng làn da từ bên trong như tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, thực phẩm sạch, tốt cho làn da.

Mặt nạ cà phê trị mụn và trắng da

Mụn là vấn đề hầu như chị em phụ nữ nào cũng gặp phải, không những làm làn da chúng ta bị tổn thương, đau nhức khó chịu hay thô ráp, xấu xí, thâm sạm, nếu không xử lý tốt mụn, những vết thâm hay rỗ sẽ theo ta đến suốt đời. Bởi vậy, trị mụn và xử lý tốt những vết thâm, ảnh hưởng của mụn đến làn da là vô cùng quan trọng.

Mặt nạ cà phê trị mụn và trắng da

Mặt nạ cà phê trị mụn và trắng da

Dưới đây là 5 công thức đắp mặt nạ cà phê trị mụn, làm trắng da cùng giải quyết nhiều vấn đề khác cho làn da. Bạn có thể lựa chọn áp dụng với vấn đề gặp phải ở làn da của mình nhé.

Mặt nạ 1: Bột cà phê và mật ong cho làn da trắng đẹp rạng rỡ

Nguyên liệu

– 1 thìa canh cà phê xay

– 1 thìa bột cacao

– 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện

– Trước tiên, bạn trộn đều bột cà phê với bột ca cao với nhau.

– Sau khi trộn kỹ thì cho thêm một ít mật ong, khuấy đều để tạo thành hỗn hợp sánh.

– Sử dụng thìa hoặc ngón tay để đắp hỗn hợp mặt nạ này thành một lớp dày trên mặt, có thể dùng cho cổ và tay.

– Thư giãn và để mặt nạ thấm vào da trong 20 phút.

– Rửa sạch mặt bằng nước ấm rồi lau khô mặt bằng khăn mềm, thoa kem dưỡng ẩm dịu nhẹ.

Mặt nạ 2: Bột cà phê và bột yến mạch tẩy tế bào chết hoàn hảo.

Nguyên liệu

– 1 thìa canh cà phê xay

– 1 thìa canh sữa đông

– 1 thìa canh bột yến mạch

– 1 thìa cà phê mật ong.

Cách thực hiện

– Cho bột cà phê xay và bột yến mạch vào một chén nhỏ rồi trộn đều. Cà phê xay cùng bột yến mạch ở dạng thô nên tác dụng trên làn da như chất chà rửa lấy đi tế bào chết.

– Thêm sữa đông và mật ong, trộn đều hỗn hợp để tạo thành hỗn hợp sánh đặc.

– Đắp mặt nạ này lên mặt và cơ thể, nhất là vùng da bị lỗ chân lông to, mụn đầu đen hay mụn đầu trắng.

– Để mặt nạ trong 20 phút, có thể massage nhẹ nhàng để lấy tế bào chết, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Mặt nạ Bột cà phê và dầu ô liu

Mặt nạ Bột cà phê và dầu ô liu

Mặt nạ 3: Bột cà phê và dầu ô liu loại bỏ sắc tố da, sẹo thâm và khuyết điểm

Nguyên liệu

– 2 thìa cà phê bột cà phê

– 1 thìa cà phê dầu ô liu.

Cách thực hiện

– Trộn đều bột cà phê và dầu ô liu vào một chén nhỏ để tạo thành hỗn hợp sền sệt, không quá đặc hay quá loãng.

– Dùng tay hoặc chiếc cọ để thoa đều hỗn hợp lên vùng da có nhiều khuyết điểm, bị sắc tố da thâm sạm hay sẹo rỗ.

– Massage hỗn hợp này trên da nhẹ nhàng để cảm nhận.

– Để mặt nạ khô giữ trong 15-20 phút.

– Sau đó, rửa lại mặt bằng nước ấm.

Mặt nạ 4: Bột cà phê và mật ong, chanh trị mụn nhọt

Nguyên liệu

– 2 thìa cà phê bột cà phê

– Nước ép nửa quả chanh

– 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất

Cách thực hiện

– Trộn đều bột cà phê và mật ong vào một chiếc chén thành hỗn hợp sánh đều.

– Thêm nước cốt chanh, trộn đều thành hỗn hợp nhão.

– Bạn đắp vùng da quanh mụn trước, sau đó mới thoa nhẹ nhàng lên mụn nhọt. với vùng da hở, vừa nặn mụn thì không nên phủ lên, có thể gây xót và viêm da.

– Không massage mà chỉ để mặt tự thấm sâu vào da.

– Sau 10-20 phút, rửa sạch mặt bằng nước lạnh.

Mặt nạ 4: Nước cà phê chữa quầng thâm và sưng bọng mắt

Nguyên liệu

– 2 thìa cà phê bột cà phê

– 1 ly nước nóng

– 5 miếng bông cotton.

Nước cà phê chữa quầng thâm mắt

Nước cà phê chữa quầng thâm mắt

Cách thực hiện

– Pha bột cà phê vào nước nóng trong 1 chiếc ly giống như pha cà phê uống.

– Để nước cà phê nguội rồi để vào trong tủ lạnh một lúc.

– Dùng bông cotton hoặc bông tẩy trang, nhúng vào nước cà phê lạnh, sau đó đặt lên vùng da mắt bị bị quầng thâm hay sưng phồng.

– Sau 15-20 phút, lấy bông cotton ra và cảm nhận sự thay đổi tức thì.

– Áp dụng cách này mỗi ngày để giúp xóa quầng thâm cho mắt.

Trên đây là 5 mặt nạ trị mụn, làm sáng da, loại bỏ khuyết điểm cho da mặt cũng như da cơ thể. Tất cả đều từ những nguyên liệu thiên nhiên nên chị em yên tâm thực hiện mà không lo tác động xấu đến làn da.

Tận dụng và cách bảo quản bã cà phê

Không chỉ tinh chất từ bột cà phê dùng để pha uống hay đắp mặt nạ làm đẹp, bã cà phê còn có rất nhiều công dụng khác cho cuộc sống. Bã cà phê chính là phần bột cà phê sau khi sử dụng bị bỏ lại, được các nhà nghiên cứu đánh giá có tiềm năng ứng dụng không giới hạn. Theo đó, một số ứng dụng của bã cà phê đó là khử mùi, nhiên liệu sinh học, phân bón hữu cơ hay thậm chí là thực phẩm lành mạnh.

Bã cà phê có rất nhiều công dụng

Bã cà phê có rất nhiều công dụng

Theo tính toán của Viện Công nghệ Hoàng gia Đại học Melbourne (Úc), mỗi ngày thế giới bỏ đi khoảng gần 6 triệu tấn bã cà phê. Đây là con số cực kỳ lớn, trong khi chúng ta, công nghiệp hoặc mỗi gia đình có thể tận dụng chúng. Theo nghiên cứu khoa học công bố ở web Đối thoại (Dialogue), bã cà phê phải được ủ lại ít nhất là 98 ngày mới có thể phân hủy hoàn toàn, lúc này, bã thải cà phê có thể làm phân bón, rất tốt cho thực vậy vì giàu Nito và Kali.

Nếu tận dụng tốt bã cà phê, đây sẽ là giải pháp thay thế tuyệt vời cho phân bón nông nghiệp tự nhiên, thân thiện với môi trường, không chỉ rẻ tiền mà còn cực kỳ hiệu quả trong việc tăng độ màu mỡ, cải thiện chất lượng đất nông nghiệp.

Bã cà phê có thể chiết xuất ra acid chlorogenic, một chất chống oxy hóa, có tác dụng chống ung thư và bảo vệ hệ thần kinh. Thậm chí, dầu cà phê đã được ứng dụng trong sản xuất nhiên liệu xe bus ở London.

Như vậy đủ thấy, bã cà phê không phải là nguyên liệu bỏ đi mà có tiềm năng phục vụ tốt cho cuộc sống và môi trường, con người cần phải tận dụng nguồn tài nguyên quý giá này.

Một số mẹo bạn có thể tận dụng sử dụng bã cà phê ngay trong nhà sau:

Bã cà phê làm chất tẩy rửa tự nhiên

Sử dụng bã cà phê để làm chất tẩy rửa tự nhiên cho chậu rửa nhà bếp, đồ làm bếp, chắc chắn sẽ mang lại khác biệt rất lớn, loại bỏ những vết bẩn dầu mỡ lâu ngày, khiến thiết bị han gỉ rất hiệu quả.

Ngoài ra, trong bã cà phê có chứa chất tương tự như than hoạt tính, có thể hấp thụ bụi bẩn nhỏ, vừa khử mùi vừa loại bỏ chất bẩn an toàn và hiệu quả. Trộn bã cà phê vào sữa rửa tay để khử trùng và xử lý ô nhiễm tốt hơn.

– Dùng bã cà phê làm chất khử mùi tự nhiên

Những gia đình thường xuyên uống cà phê thì chắc chắn không nên bỏ qua công dụng đặc biệt của bã cà phê này, là chất khử mùi tự nhiên, hiệu quả lại có hương thơm dễ chịu.

Dùng bã cà phê làm chất khử mùi tự nhiên

Dùng bã cà phê làm chất khử mùi tự nhiên

Bạn có thể bỏ bã cà phê vào 1 chiếc hộp, lọ hay bát nhỏ, để trong phòng tắm, phòng bếp hay cả phòng khách để khử mùi nhanh chóng, hiệu quả.

Với mùi hôi từ giày hay quần áo, bạn cho bã cà phê phơi khô vào túi vải, để trong tủ giày hay cho vào trong giày, không những khử mùi hôi giày hiệu quả mà còn giúp chúng thơm hơn, bớt ẩm mốc hơn.

Tượng tự, túi bã cà phê để trong tủ lạnh có tác dụng như chất khử mùi, giúp mùi hôi từ thực phẩm, đồ uống trong tủ lạnh không trộn lẫn thành mùi hương khó chịu. Như vậy, bã cà phê có thể sử dụng ở bất cứ nơi đâu trong không gian sinh hoạt của bạn để loại bỏ mùi hôi khó chịu, thanh lọc không khí trong lành, dễ chịu hơn.

Bã cà phê làm chất cọ tẩy tự nhiên

Bột cà phê có tác dụng lớn đến làn da, còn bã cà phê với những hạt mịn cũng vẫn có thể giúp chị em loại bỏ tế bào chết, chất nhờn trên da, làm sạch thoáng lỗ chân lông rất tốt. Đây là cách tẩy tế bào chết, làm sạch làn da từng lỗ chân lông nhỏ được nhiều chị em lựa chọn thực hiện hàng tuần để tái tạo làn da.

Chất chống rỉ tự nhiên

Trong bã cà phê vẫn còn lượng tinh dầu nhất định, bạn có thể phơi khô, cho vào túi gạc hoặc túi vải không dệt, rồi đựng bao kim khâu. Đây là cách giúp kim luôn sáng bóng, không bị hoen rỉ và bảo quản an toàn cho lần sử dụng tiếp theo.

Dùng bã cà phê phơi khô, cho vào túi vải và chà xát lên đồ gỗ cũng có tác dụng như miếng đánh bóng, có thể áp dụng với dụng cụ bằng đồng khác.

Bã cà phê sử dụng như thuốc trừ sâu tự nhiên

Bã cà phê sử dụng như thuốc trừ sâu tự nhiên

Bã cà phê sử dụng như thuốc trừ sâu tự nhiên

Với những chậu cây hay vườn nhà, bạn có thể rắc ít bã cà phê vào chậu cây phần rễ, chúng có tác dụng trừ sâu bọ rất tốt. Cách này, bã cà phê vừa như chất phòng bệnh hiệu quả, chống sâu bọ mà còn giúp đất tơi xốp, cây phát triển xanh tốt hơn.

Tác dụng này còn ở trên cả những thú cưng như chó, mèo bị bệnh bọ chét hay rận trên người, bạn bôi bã cà phê trên lông, chải nhiều lần để loại bỏ rận bọ mà không cần thuốc hay chất hóa học. Thú cưng của bạn cũng thơm tho, sạch sẽ hơn nhiều.

Tận dụng bã cà phê làm thuốc nhuộm tự nhiên

Nếu những đồ dùng tối màu trong gia đình của bạn bị xước hỏng, mất màu ban đầu, hãy dùng ít bã cà phê bôi lên vùng bị xước đó, chờ khô lại rồi lau sạch bằng vải ướt. Vùng xước hỏng này sau khi được xử lý sẽ mờ bớt màu đi, giúp vết xước tương đồng màu hơn với các vùng màu còn lại.

Bảo quản bã cà phê

Bảo quản bã cà phê

­ Bã cà phê có nhiều công dụng đặc biệt trong đời sống như vậy nên mỗi gia đình nên tận dụng cà phê đã pha chế để giữ lại sử dụng. Như vậy cách bảo quản bã cà phê sử dụng lâu dài cũng rất quan trọng. Bạn chỉ cần đem bã cà phê đi phơi khô, sau đó bảo quản ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo giống như bảo quản bột cà phê là được.

Như vậy, bạn đã biết bột cà phê có tác dụng gì rồi chứ? Tận dụng bột cà phê tốt nhất để đem đến hiệu quả như mong đợi bạn nhé.

✅??????? : https://rainbowgroup.vn/

?Đặt?hàng?tại ?

???????:http://bit.ly/cà-phê-lion

???????: http://bit.ly/cà-phê-LION

?????:http://bit.ly/cà-phê

?Trang TMĐT http://bit.ly/Foodworld

????̣ ??̛̉ : Pongdrang, Krongbuk, Buôn Hồ, Đắc Lắc, Việt Nam

Văn phòng Chi Nhánh Miền Nam : 178 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP Vũng Tàu .

☎ Hotline : ???? ??? ???

Báo Cáo Ngành FMCG Sáu Tháng Đầu Năm 2020

Vừa qua, công ty nghiên cứu thị trường Kantar đã phát hành báo cáo ngành hàng FMCG cho sáu tháng đầu năm 2020, đem lại cái nhìn toàn cảnh về thị trường FMCG Việt Nam trong giai đoạn đầy biến động này. Báo cáo sáu tháng đầu năm 2020 đã đề cập đến những xu hướng của người tiêu dùng hay những mặt hàng nổi trội trên thị trường trong mùa COVID được thu thập tại 4 thành phố chính và các vùng nông thôn trên toàn quốc. Báo cáo xoay quanh sáu chủ đề chính, bao gồm: tình hình COVID, các chỉ số kinh tế, toàn cảnh thị trường FMCG, tiêu điểm, kênh mua sắm, và ngành hàng tiêu biểu.

1. Diễn biến dịch COVID-19 khu vực Đông Nam Á và ở Việt Nam

Số ca nhiễm COVID-19 ở châu Á được cập nhật theo tuần

Các nước châu Á, trong đó có Việt Nam đang dần làm quen với những tác động của dịch COVID và đang bước vào giai đoạn “bình thường mới”. Tuy nhiên, những diễn biến mới của dịch bệnh vào tháng 7 lại một lần nữa làm tổn hại nền kinh tế cũng như sức khỏe của con người. Indonesia, Philippines và gần đây là Việt Nam ghi nhận một số ca bệnh mới và một số ca tử vong, với khả năng đón nhận làn sóng COVID thứ hai vào nửa sau năm 2020.

2. Các chỉ số kinh tế của Việt Nam hai quý đầu năm 2020

Chỉ số tăng trưởng GDP giảm trong nửa đầu năm 2020, từ 3.82% xuống 0.36%. Điều này chứng tỏ Việt Nam đã và đang chịu tác động không nhỏ của đại dịch đến với nền kinh tế. Kantar đưa ra 2 dự báo: Một là, quá trình phục hồi sẽ diễn ra từ quý 3 đến cuối năm để trở lại mức 3.8%. Hai là, tăng trưởng GDP sẽ tiếp tục giảm xuống còn -0,1%. Bên cạnh GDP, chỉ số giá tiêu dùng CPI sau mức tăng vượt bậc ở quý 1 (5.6), đã giảm xuống mức 2.8 vào quý 2. Cuối cùng, hai quý đầu năm cũng ghi nhận sự sụt giảm đáng kể của doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng.

COVID-19 cũng kéo theo nhiều tác động tiêu cực khác đến nền kinh tế, trong đó nổi bật là FDI giảm 15.1%, và tỷ lệ thất nghiệp tăng 2.51%.

Các chỉ số kinh tế của Việt Nam hai quý đầu năm 2020

3. Tổng quan ngành FMCG Việt Nam

Ngành FMCG chứng kiến sự gia tăng bất thường trong chi tiêu FMCG cho tiêu dùng nội địa trong 6 tháng đầu năm 2020. Chi tiêu của người tiêu dùng vào FMCG tăng mạnh, đặc biệt trong tháng ba và tháng tư chủ yếu do tác động của Lệnh giãn cách xã hội do COVID-19. Tuy nhiên, thị trường FMCG được kỳ vọng sẽ trở lại “mức tăng trưởng một con số” khi tình hình lắng xuống.

Tăng trưởng giá trị ngành FMCG Việt Nam năm 2020 ở thành thị và nông thôn (đơn vị: %)

4. Những ngành hàng nổi trội

Hầu hết các ngành hàng tiêu dùng nhanh, đặc biệt là các sản phẩm từ sữa và thực phẩm đóng gói đều có doanh thu tốt trong đợt dịch này. Ngành đồ uống là ngành duy nhất bị ảnh hưởng nặng nề trong dịch COVID-19.

Chi tiết hơn, phần lớn các mặt hàng FMCG đạt được hiệu suất tốt trong nửa đầu năm 2020. Các sản phẩm vệ sinh, tăng cường sức khỏe, đồ ăn nhẹ & thực phẩm tiện lợi cho việc ăn uống và nấu nướng tại nhà có mức tăng trưởng ấn tượng trong thời gian COVID-19.

Thay đổi giá trị các ngành hàng FMCG Việt Nam (đơn vị: %)

5. Bối cảnh thị trường bán lẻ

Tạp hóa vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra chi tiêu gia tăng, nhưng đại siêu thị, siêu thị và các kênh mới nổi đang ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng FMCG.

6. Xu hướng mua hàng đáng chú ý

Chi tiêu cho tiêu dùng ngoài nhà đã phục hồi nhanh chóng sau giãn cách xã hội nhưng vẫn chưa trở lại mức trước khi diễn ra COVID. Điểm nổi bật là kênh giao hàng (Delivery) đang tăng trưởng mạnh mẽ trong dịch COVID-19.

Giá trị chi tiêu cho thức ăn và đồ uống tại TP.HCM (đơn vị: triệu $/tháng)

Tài liệu tham khảo

Hoang, N., 2020. FMCG Monitor June 2020 – Vietnamese – Kantar Worldpanel. [online] Kantarworldpanel.com. Available at: <https://www.kantarworldpanel.com/vn/news/FMCG-Monitor-June-2020> [Accessed 25 August 2020].

Thực trạng và xu thế phát triển của hệ thống phân phối nông sản an toàn của Việt Nam hiện nay. Kinh nghiệm của Thái Lan và bài học cho Việt Nam

Thực trạng và xu thế phát triển của hệ thống phân phối nông sản an toàn của Việt Nam hiện nay. Kinh nghiệm của Thái Lan và bài học cho Việt Nam

<center>Ảnh: Internet</center>” src=”https://lh3.googleusercontent.com/ZlKgQi5PPz0YZSWcH8BPb7Qr3oxRYL0_vKD3KgmsLb1KxHRcQTu80wOWgn3uYIKxZFze7n72cSg1AnzRj27T_H9mAdye3NUSTOtfpCN0x-vNpRrW6XX67wO3EWvTR5SGheM9MTE7″ width=”602″ height=”401″>Ảnh: Internet</td></tr><tr><td><strong>Phân phối thực phẩm nông nghiệp là một vấn đề cấp bách ở Việt Nam do hiện nay Việt Nam chưa có hệ thống chứng nhận rõ ràng và thông tin đẩy đủ về thực phẩm nông nghiệp an toàn ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng và tên thương hiệu của sản phẩm. Áp dụng lý thuyết Push and Pull của Bonney và cộng sự (1999), nghiên cứu phân tích rằng chính phủ Việt Nam đã tạo ra các chiến lược và chính sách để thiết lập một hệ thống phân phối thực phẩm nông nghiệp hiện đại với thông tin về nguồn gốc thực phẩm nông nghiệp và tiêu chí an toàn và các doanh nghiệp phân phối đã đáp ứng yêu cầu của thị trường toàn cầu hóa và hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những trở ngại trong việc phát triển đầy đủ hệ thống phân phối nông sản thực phẩm ở Việt Nam bao gồm: thiếu hệ thống chứng nhận để nâng cao lòng tin của khách hàng, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên để đảm bảo nguồn cung bền vững và nhu cầu thị trường không dự đoán . Nghiên cứu các chính sách và sự phát triển của toàn bộ thị trường nông sản thực phẩm của Thái Lan có ảnh hưởng đến hệ thống phân phối có ảnh hưởng đến quốc gia, nghiên cứu rút ra các bài học chính sách cho Việt Nam.</strong></td></tr></tbody></table></figure>



<figure class=
1. Đặt vấn đề1.1. Lý do thực hiện nghiên cứuTrong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng đối diện với thách thức nghiêm trọng về thực phẩm không an toàn, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng và hệ thống phân phối nông sản – thực phẩm còn yếu, chưa có được niềm tin của người tiêu dùng và khai thác được tối đa tiềm năng nông nghiệp của Việt Nam. Thực phẩm sạch, an toàn đang trở thành nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng. Trong nhiều năm qua, Việt Nam vẫn chưa lựa chọn được những giải pháp hiệu quả để phát triển kênh phân phối thực phẩm an toàn thực sự đến tay người tiêu dùng.Mặc dù Việt Nam đã có Luật An toàn thực phẩm từ năm 2010 và bắt đầu thực hiện từ tháng 7/2011, tuy nhiên cho đến nay hệ thống thể chế và chính sách về an toàn thực phẩm vẫn đang hoàn thiện và còn nhiều bất cập. Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan đã tăng cường các biện pháp mạnh nhằm tạo dựng một nền sản xuất sạch, kiểm soát tốt chất lượng an toàn thực phẩm. Trên thực tế, việc xây dựng một thị trường nông sản sạch còn nhiều khó khăn. Người tiêu dùng chỉ có thể nhận biết được thực phẩm không an toàn phần lớn là nhờ vào các cơ quan thanh tra, điều tra của báo chí, hoặc thông tin của một số cá nhân, và cũng không thể nhận biết được thực phẩm bẩn ở mức độ nào so với thực phẩm an toàn. Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam chưa có một chiến lược tổng thể và dài hạn xây dựng hệ thống phân phối nông sản – thực phẩm hiệu quả, các hệ thống chứng chỉ có uy tín tầm cỡ quốc tế để thuyết phục người tiêu dùng. Kết nối của kênh phân phối với các đơn vị sản xuất còn bị động, ảnh hưởng bởi thời tiết mùa vụ. Vì vậy, việc đưa ra những giải pháp đột phá nhằm phát triển kênh phân phối thực phẩm nông sản an toàn cho người tiêu dùng là yêu cầu cấp thiết.1.2. Xác định vấn đề nghiên cứuNghiên cứu hiện trạng phân phối nông sản – thực phẩm của Việt Nam và các kinh nghiệm của Thái Lan, nhóm tác giả xác định câu hỏi nghiên cứu như sau:(i) Hệ thống phân phối nông sản – thực phẩm của Việt Nam đang có những điểm bất cập nào?(ii) Kinh nghiệm của Thái Lan có thể áp dụng cho bối cảnh của Việt Nam như thế nào?2. Tổng quan nghiên cứu2.1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyếtTrên thế giới có nhiều nghiên cứu về hệ thống sản xuất – phân phối – tiêu thụ nông sản – thực phẩm dưới góc độ quản lý. Salin (1998) cho rằng phân phối nông sản – thực phẩm là hệ thống phức tạp do tác động của vòng đời sản phẩm ngắn, thời tiết ảnh hưởng đến nguồn cung sản phẩm và an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm tác động lớn đến thị trường tiêu dùng (tr.329-33). Theo T. Heller (2002), khi toàn cầu hóa gia tăng, với thông tin và lựa chọn về sản phẩm ngày càng phong phú, thị trường tiêu dùng đòi hỏi hệ thống phân phối nông sản – thực phẩm ngày càng cao về chất lượng, độ tươi ngon và phong phú. Nhu cầu mua nông sản – thực phẩm tại các siêu thị có công bố chất lượng sản phẩm chi tiết hơn ngày càng lớn. Burch, D.Lawrence, G.(2007) cho rằng quyền lực trong hệ thống phân phối nông sản – thực phẩm đã từ từ chuyển từ cơ sở sản xuất, thương hiệu thực phẩm sang các siêu thị bán lẻ lớn. Các tiêu chuẩn và công bố chất lượng dần dần do các siêu thị bán lẻ này áp đặt và đặt hàng hơn là các nhà sản xuất tự kiểm soát sản phẩm của mình. Hiện tượng này đã xảy ra ở nhiều nơi như châu Âu, Bắc Mỹ và Ấn Độ. Các nghiên cứu này đã chỉ ra xu hướng phát triển của hệ thống phân phối nông sản – thực phẩm, tuy nhiên rất ít nghiên cứu xử lý các khó khăn của một thị trường đang phát triển như Việt Nam cũng như cách để tháo gỡ các vướng mắc của hệ thống phân phối nông sản – thực phẩm hiện nay trong bối cảnh Việt Nam có nhiều tiềm lực về nông nghiệp nhưng chưa có nội lực nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật và chính sách dài hạn cho khu vực này.Ở Việt Nam, các lý luận về sức ảnh hưởng của các mắt xích trong hệ thống phân phối nông sản – thực phẩm chưa được nghiên cứu nhiều. Đặc biệt là đến nay chưa có một hệ thống pháp lý chính thức và thống nhất về nông sản sạch, an toàn hay hữu cơ để phân loại chất lượng nông sản – thực phẩm trên thị trường khiến cho hệ thống phân phối chịu tác động tiêu cực như: thiếu cơ sở cho niềm tin của người tiêu dùng, giá sản phẩm chưa tương xứng với chất lượng sản phẩm và khó xây dựng chiến lược tiếp thị nông sản – thực phẩm. Theo Phạm Hải Vũ – Đào Thế Anh (2016), Việt Nam còn thiếu cơ sở khoa học so với chuẩn thế giới. Theo nghiên cứu này:”Các kênh phân phối ngắn (Người sản xuất – Người tiêu dùng và Người sản xuất – Người bán lẻ – Người tiêu dùng) thường diễn ra ngay tại vùng sản xuất hoặc tại các thị trường gần vùng sản xuất. Những người sản xuất này có quy mô sản xuất nhỏ, có điều kiện về lao động nên vừa tổ chức được sản xuất, vừa tổ chức tiêu thụ được sản phẩm.” (tr.26-27)Theo Võ Thị Ngọc Thúy (2016), Các nghiên cứu về nhãn mác, đặc biệt là nhãn mác an toàn xuất hiện ở Mỹ và châu Âu từ cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, ở Việt Nam chủ đề này vẫn chủ yếu được nhắc đến trong các bài xã luận, chưa có nghiên cứu hàn lâm (tr.3). Hiện nay tại Việt Nam, có rất nhiều quan điểm và công bố khác nhau về nông sản sạch như rau an toàn, VIETGAP và nông sản hữu cơ. Tuy nhiên, sự minh bạch giữa các khái niệm chưa thuyết phục được thị trường tiêu dùng. Ví dụ về tiêu chuẩn hữu cơ, theo Ngô Minh Hải và Vũ Quỳnh Hoa (2016), hiện nay Việt Nam thiếu hụt nguồn thông tin về các sản phẩm hữu cơ hay chưa có một hệ thống đảm bảo chất lượng hoạt động hiệu quả (tr.1467).Gần đây, cụm từ “nông sản sạch” được hiểu rõ hơn khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp”, qua đó khái niệm về nông sản sạch, an toàn có thể được hiểu là nông sản an toàn được sản xuất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm; ứng dụng công nghệ cao hoặc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.Nhóm tác giả nghiên cứu sử dụng khái niệm hệ thống phân phối nông sản – thực phẩm an toàn theo khái niệm nông sản an toàn được công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Bộ Công thương là nông sản được sản xuất theo một quy trình nghiêm ngặt về sản xuất an toàn thực phẩm được các cơ quan liên quan cấp phép và quản lý, giám sát, ứng dụng các biện pháp công nghệ cao, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng và không gây hại cho môi trường. Trong đó, các nhóm tiêu chuẩn cụ thể như Hữu cơ, Không biến đổi gen được hiểu là tối thiểu đáp ứng tiêu chuẩn an toàn sau đó đạt tới các mức chất lượng cao hơn, đáp ứng các nhóm người tiêu dùng có nhu cầu cao. Phân phối nông sản an toàn là kênh trung gian kết nối người sản xuất nông sản an toàn tới tay người tiêu dùng.2.2. Khung lý thuyết sử dụng trong bài viếtNhóm tác giả áp dụng lý thuyết Đẩy và Kéo trong chuỗi cung cứng sản phẩm (Push and Pull của Bonney và cộng sự (1999)) để phân tích các động lực thúc “đẩy” quá trình phát triển của hệ thống phân phối thực phẩm sạch và lực “kéo” từ đòi hỏi của thị trường hiện đại. Theo Bonney và cộng sự, với một chuỗi cung ứng sử dụng chiến lược đẩy, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được đẩy từ phía nhà sản xuất tới nhà bán lẻ qua các kênh phân phối. Nhà sản xuất sẽ thiết kế sản lượng ở mức hợp lí dựa trên số lượng đơn đặt hàng trước đây từ các nhà bán lẻ. Chính vì thế nên sẽ tốn rất nhiều thời gian khi phải điều chỉnh lại nếu có sự thay đổi từ nhu cầu của thị trường. Điều này có thể dẫn đến việc quá nhiều hàng tồn kho dư thừa, gây ra sự tắc nghẽn hoặc chậm trễ, chất lượng dịch vụ xuống dốc và sản phẩm không bắt kịp thị trường. Còn khi sử dụng chiến lược kéo với chuỗi cung ứng, việc thu mua, sản xuất và phân phối dựa theo nhu cầu thực tế thay vì phải dự đoán. Trong hệ thống phân phối nông sản – thực phẩm Việt Nam hiện nay, nhóm tác giả tích hợp yếu tố chính sách là lực Đẩy với các dự báo về việc thúc đẩy sản phẩm nông sản – thực phẩm an toàn và các yêu cầu của thị trường hiện nay là lực “Kéo”. Nhóm nghiên cứu giả định khi lực “Đẩy” và “Kéo” xảy ra ở từng doanh nghiệp/ đơn vị kinh doanh đồng thời thì cần quan sát hai lực này ở tầm vĩ mô hơn – khu vực phân phối nông sản – thực phẩm vì tác động của các chính sách về tiêu chuẩn an toàn và đòi hỏi của thị trường tiêu dùng có hiệu ứng vĩ mô.2.3. Phương pháp nghiên cứuNhóm tác giả sử dụng các phương pháp sau:(i) Tổng hợp và phân tích tài liệu về chính sách hiện nay đối với hệ thống phân phối nông sản – thực phẩm an toàn của Việt Nam; các số liệu nghiên cứu về hiệu quả của hệ thống phân phối này phân tích tác động của chính sách và yêu cầu của thị trường lên hệ thống phân phối nông sản – thực phẩm Việt Nam theo lý thuyết Đẩy và Kéo của Bonney và Cộng sự (1999)(ii) Lựa chọn nghiên cứu trường hợp một số doanh nghiệp phân phối nông sản – thực phẩm của Việt Nam theo tiêu chí chọn mẫu đại diện. Mẫu đại diện cho đơn vị phân phối nông sản – thực phẩm có các đặc điểm:- Có phân phối tỷ lệ lớn trên 50% nông sản – thực phẩm của Việt Nam- Được công bố có đáp ứng các tiêu chuẩn về nông sản – thực phẩm an toàn của Việt Nam- Có hợp đồng với các đơn vị cung cấp nông sản – thực phẩm của Việt Nam- Có tìm đơn vị công bố hoặc tự công bố riêng các tiêu chuẩn theo xu hướng thị trường- Có năng lực kinh doanh và đã phân phối nông sản thực phẩm trên năm (05) năm: thời gian này đủ chứng minh đơn vị phân phối đáp ứng được các yêu cầu của thị trường để tồn tại(iii) Nghiên cứu kinh nghiệm chính sách và hệ thống phân phối nông sản – thực phẩm Thái Lan(iv) So sánh bối cảnh vận dụng chính sách của Thái Lan và Việt Nam để rút ra bài học kinh nghiệm3. Kết quả nghiên cứu3.1. Thực trạng hệ thống phân phối nông sản sạch tại thị trường Việt Nam3.1.1. Các hệ thống chính sách liên quanNhóm tác giả nghiên cứu các chính sách tác động tới hệ thống phân phối này là một nhóm các lực “Đẩy” (push) của thị trường nông sản – thực phẩm.Sơ đồ 1: Lực đẩy từ các chính sách tới hệ thống phân phối nông sản – thực phẩmNguồn: Nhóm tác giả phân tích dựa trên lý thuyết Đẩy và Kéo của Bonney và cộng sự (1999)Cụ thể các chính sách tác động tới hệ thống phân phối này như sau:(i) Ban Chỉ đạo liên ngành về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ thành lập năm 2015. Ban thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 – 2020. Trong đó, việc làm cấp thiết là phải có một hệ thống phân phối nông sản hợp lý từ đồng ruộng đến các đại lý phân phối, hạn chế tối đa các trung gian không cần thiết. Các cơ sở kinh doanh thực phẩm sạch phải đảm bảo đủ các điều kiện về địa điểm, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có hợp đồng cung ứng với cơ sở sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện; sản phẩm sạch phải có bao bì, nhãn mác và niêm phong theo quy định.Lực “Đẩy” này đã tác động tới việc các hệ thống phân phối ưu tiên các sản phẩm đạt quy chuẩn và làm suy yếu hệ thống phân phối truyền thống tại đô thị. Từ trước, hình thức phân phối chủ yếu vẫn là truyền thống, có nghĩa là người tiêu dùng vẫn có thói quen mua hàng nông sản tại các chợ và từ người bán rong. Các chợ được phân bố tại khắp các cụm dân cư sinh sống. Chợ có thể được quy hoạch hoặc tự phát. Trên thực tế, hình thức bán rong vẫn tồn tại mạnh tại Việt Nam bởi sự thuận tiện, song xu hướng này sẽ ngày càng giảm đi vì người tiêu dùng muốn tìm đến những kênh phân phối có uy tín để mua được những sản phẩm sạch, an toàn.(ii) Đề án “Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn” đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 3073/QĐ-BNN-QLCL ngày 27/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nắm bắt được nhu cầu người tiêu dùng, hiện nay kênh phân phối hàng nông sản an toàn của Việt Nam đã phát triển khá mạnh cả về chất lượng và quy mô, cùng với sự ra đời hàng loạt các cơ sở phân phối hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng phân phối nông sản an toàn và các chương trình kết nối cung cầu nông sản sạch do Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tổ chức, bước đầu thỏa mãn nhu cầu của người dân, làm thay đổi tư duy tiêu dùng của đa số người dân. Các địa phương trong cả nước cũng đã đẩy mạnh triển khai.Lực “Đẩy” này khiến các đơn vị phân phối phát triển thành hệ thống hiện đại, gây dựng nhãn hiệu, tiếp thị người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm thực phẩm. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến nay, cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố xây dựng thành công 746 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông sản an toàn với sản phẩm chủ yếu là rau, quả, chè, thịt trứng, gạo và thủy sản các loại…, trong đó có 382 chuỗi được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi. Theo dự báo đến năm 2020, nông sản an toàn phân phối tại các kênh phân phối hiện đại có thể chiếm trên 40% thị phần trong nước và xu thế này sẽ ngày càng tăng lên trong tương lai bởi yêu cầu ngày càng khắt khe về an toàn thực phẩm cũng như quản lý phân phối nông sản an toàn ngày càng chặt để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.3.1.2. Hiện trạng các hệ thống phân phối nông sản – thực phẩm Việt Nam   Sơ đồ 2: Tổ chức kênh phân phối hiện nay tại Việt NamNguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu, tổng hợpTrong đó:+ Kênh gián tiếp: – Kênh một cấp: Nhà sản xuất bán hàng gián tiếp cho người tiêu dùng qua một trung gian đó là nhà bán lẻ.- Kênh nhiều cấp: Gồm có kênh 2 cấp, kênh 3 cấp…+ Kênh trực tiếp:   Người sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng qua các cửa hàng của mình, qua bưu điện hoặc bán hàng lưu động, bán tại các địa điểm khách hàng, bán hàng theo hình thức thương mại điện tử.Chi phí của kênh phân phối được biểu hiện bằng số lượng trung gian ở mỗi cấp phân phối. Như vậy, nếu càng giảm bớt các chi phí kênh trung gian thì hệ thống phân phối sản phẩm càng có hiệu quả cao vì khi đó giá sản phẩm không bị đẩy lên quá nhiều so với giá trị của nó. Tuy vậy, kênh phân phối hiệu quả hiện tại vẫn chiếm sản lượng tiêu thụ rất thấp.Sự lớn mạnh của hệ thống các siêu thị không chỉ do các lực “Đẩy” các chính sách, mà còn có lực Kéo của yêu cầu thị trường, bao gồm:(i) Yêu cầu về giá cạnh tranh: các hệ thống này này giảm bớt được các khâu trung gian, từ đó giảm về giá thành cho người tiêu dùng(ii) Yêu cầu về chất lượng minh bạch: Hoạt động của các hệ thống phân phối này đều đảm bảo tính minh bạch bởi tất cả các hàng hóa bán ra đều có thể thực hiện trên hóa đơn, giá bán được niêm yết rõ ràng, ngày sản xuất và hạn sử dụng được niêm yết trực tiếp trên bao bì sản phẩm đảm bảo tính minh bạch trên thị trường hàng hóa.(iii) Yêu cầu về nhu cầu mua sắm với dịch vụ hiện đại: Các hệ thống phân phối này đều có quy trình công nghệ hiện đại về quản lý chất lượng và vệ sinh, các doanh nghiệp bán buôn hiện đại giúp giảm tỷ lệ hao hụt hàng hóa và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các kênh bán lẻ, cung cách phục vụ khách hàng tốt và khách hàng có thể mua cùng một lúc nhiều loại sản phẩm ở cùng một địa điểm.Kết quả của các lực Đẩy và Kéo, hệ thống siêu thị có công bố chất lượng ngày càng phát triển. Theo thống kê của Liên minh nông nghiệp Việt Nam, tỷ lệ người dân đi chợ truyền thống, chợ cóc, chợ tạm đã giảm tới 35,5% so với 5 năm trước đây. Người tiêu dùng ngày càng tìm đến các kênh phân phối nông sản an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.Tổng hợp tác động của lực “Kéo” có thể tóm tắt trong sơ đồ sau:  Sơ đồ 3: Lực “Kéo” của thị trường tới hệ thống phân phối nông sản, thực phẩmNguồn: Nhóm tác giả phân tích dựa trên lý thuyết Đẩy và Kéo của Bonney và cộng sự (1999)Dưới tác động của các lực Kéo và Đẩy đã phân tích như trên, Nhóm tác giả liệt kê các trường hợp (case study viết tắt cs) sau ở Việt Nam:[cs1] Hệ thống siêu thị của Liên hiệp Hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam (UCA mart) thành lập năm 2016 với mục đích liên kết các Hợp tác xã (HTX) sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản an toàn trên toàn quốc. UCA là nơi phân phối các sản phẩm an toàn, có truy xuất nguồn gốc như rau, củ, quả và thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá… của các hợp tác xã uy tín trên toàn quốc. 100% hợp tác xã tham gia vào chuỗi siêu thị này được cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá chất lượng thường xuyên, liên tục, nông sản được gắn tem truy xuất nguồn gốc điện tử. Hệ thống chịu tác động của lực Đẩy chính sách lúc thành lập nhưng sau đó đã chịu thêm tác động lực Kéo của yêu cầu thị trường khi đa dạng hóa thực phẩm.[cs2] Hệ thống siêu thị VinMart & chuỗi cửa hàng VinMart+: Đây là hệ thống siêu thị đã được bình chọn vào Top 2 nhà bán lẻ được người tiêu dùng nghĩ đến nhiều nhất và Top 10 nhà bán lẻ uy tín nhất (theo thống kê của Vietnam Report). VinMart & Vinmart+ cũng góp phần đưa VinCommerce lên vị trí thứ 19 trong top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam theo bảng xếp hạng do Brand Finance công bố trong 2 năm liên tiếp 2016, 2017. Tính đến hết ngày 31/12/2017, hệ thống bán lẻ có quy mô 65 siêu thị VinMart và hơn 1.000 cửa hàng VinMart+ tại 26 tỉnh, thành phố trên cả nước và trở thành chuỗi bán lẻ quy mô nhất Việt Nam.VinMart & VinMart+ cũng là kênh phân phối độc quyền các sản phẩm nông sản an toàn VinEco sản xuất theo công nghệ Israel hiện đại hàng đầu thế giới cung cấp đa dạng sản phẩm nông sản an toàn như rau, củ, quả, nấm tươi cao cấp, thịt và hải sản. Đây cũng là chuỗi cửa hàng tiện lợi, phân bổ giữa các khu dân cư đông đúc, mang đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng trên khắp Việt Nam. Doanh nghiệp phân phối nông sản – thực phẩm này chịu tác động lực Kéo cao, dựa trên đòi hỏi của thị trường, bắt kịp xu thế về tiêu dùng sản phẩm đa dạng, giá thành tốt, công bố rõ nguồn gốc.[cs3] Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) VinaGAP Việt Nam: Được thành lập từ năm 2010, với thương hiệu là Bác Tôm được xem là đi tiên phong trong lĩnh vực rau và thực phẩm sạch ở Hà Nội, đến nay hệ thống cửa hàng đã phát triển 23 chuỗi cửa hàng trên khắp Hà Nội. Công ty chuyên phân phối các mặt hàng nông sản – thực phẩm sạch và là địa chỉ uy tín lâu năm đối với người tiêu dùng Hà Nội. Doanh nghiệp phân phối nông sản – thực phẩm này chịu tác động lực Kéo và hướng tới nhóm tiêu dùng có nhu cầu truy xuất nguồn gốc cao hơn, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng cao hơn. Đây là mẫu tiêu biểu cho nhiều doanh nghiệp phát triển phân phối sản phẩm nông sản – thực phẩm theo xu hướng tiêu dùng nông sản – thực phẩm cao cấp. Tuy nhiên ở các doanh nghiệp này, các tiêu chuẩn “hữu cơ”, “không biến đổi gen” mới chịu tác động của lực “Kéo” thị trường, thiếu lực “Đẩy” từ hệ thống chứng nhận, chính sách ưu đãi của Nhà nước nên minh bạch thông tin đối với người tiêu dùng còn chưa tối ưu.[cs4] Công ty TNHH một thành viên Phân phối Saigon Co.op (SCD): Là hệ thống bán lẻ uy tín đối với người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và trên toàn quốc với chuỗi siêu thị, cửa hàng Co.opmart, Co.opXtra, Co.opFood. Tính đến 12/2017, hệ thống Co.op mart có 92 siêu thị và gần 200 cửa hàng Co.opFood trên toàn quốc. Các điểm bán hàng của hệ thống Co.op đều có chứng nhận an toàn thực phẩm và đạt tiêu chuẩn VietGAP, VietGAP nhãn xanh. Để có thể cạnh tranh với thị trường bán lẻ trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, Saigon Co.op có chiến lược phát triển mới trong đó tập trung vào ba lĩnh vực chính là: Phát triển mạng lưới, hàng hóa và logistics, xây dựng lộ trình chuyển đổi phù hợp. Cụ thể năm 2018, Saigon Co.op sẽ xây dựng mô hình kinh doanh mới trong đó có một Co.opmart phân khúc cao (Finelife), kết nối đa phương tiện với các hình thức mua sắm khác. Đẩy mạnh khai thác kinh doanh các mặt hàng hữu cơ… Tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất uy tín để phân phối hàng hóa, thực phẩm chất lượng cao đạt chuẩn an toàn thực phẩm. Đây là một đại diện cho doanh nghiệp chịu tác động “Kéo” của thị trường qua các giai đoạn phát triển khác nhau, từ các tiêu chuẩn tuân theo lực “Đẩy” chính sách về nhãn VietGAP đến đi sâu vào yêu cầu cao hơn của thị trường và có chiến lược gây dựng thương hiệu riêng, tạo ra lực Đẩy mới, đáp ứng lực Kéo của thị trường.[cs5] Công ty Thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam: Được thành lập từ năm 2010,công ty hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ rau, quả thực phẩm sạch và đặc sản vùng miền. Đến nay Biggreen Việt Nam đã xây dựng thành công chuỗi liên kết từ sản xuất đến cung ứng rau, quả sạch, trở thành địa chỉ tin cậy của khách hàng ở thị trường Hà Nội. Biggreen Việt Nam đã xây dựng được mối liên kết với nhiều hợp tác xã, đơn vị sản xuất rau an toàn tại nhiều vùng rau lớn trên cả nước như: Mộc Châu (tỉnh Sơn La), Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và Đông Anh (Thành phố Hà Nội). Công ty cũng đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội khai trương Trung tâm Tư vấn, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm an toàn. Các sản phẩm được trưng bày và giới thiệu tại trung tâm đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP hay hữu cơ, có sự liên kết tổ chức sản xuất theo chuỗi và được kiểm soát chặt chẽ trong tất cả các khâu. Đặc biệt, tất cả các sản phẩm được bày bán đều có dán tem QR Code trên bao bì để khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra thông tin và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đây là mẫu kết hợp lực Đẩy chính sách và lực Kéo thị trường liên tục, với mỗi lực Kéo yêu cầu của thị trường, lại có sự phối hợp lực Đẩychính sách kịp thời hỗ trợ.Với các trường hợp nghiên cứu như trên, mặc dù đã có vận dụng lực Đẩy và Kéo của chính sách và yêu cầu thị trường, các doanh nghiệp phân phối nông sản an toàn của Việt Nam chưa phát huy được tiềm năng, cùng với việc xuất hiện ngày càng nhiều tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài với tiềm lực mạnh và tính chuyên nghiệp cao, đã làm cho một số các doanh nghiệp phân phối Việt Nam bán lại cho các tập đoàn lớn này. Cụ thể có thể thấy:(i) Đáp ứng của lực Đẩy chính sách về hệ thống chứng nhận đáp ứng nhu cầu lực Kéo của thị trường còn yếu, đến nay chỉ có chứng nhận an toàn ở mức tối thiểu, chưa phong phú, đa dạng. Hệ thống kiểm định còn yếu kém dẫn tới niềm tin suy giảm. Nhiều hệ thống phân phối uy tín muốn đưa các mặt hàng nông sản sạch vào hệ thống bán hàng của mình với giá cả hợp lý, cạnh tranh song quy mô sản xuất các mặt hàng này hiện nay còn nhỏ lẻ, manh mún, nhiều loại nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu về thủ tục giấy tờ đăng ký, kiểm định chất lượng, phương thức thanh toán. Một số các cơ sở sản xuất hàng nông sản mặc dù có giấy chứng nhận Vietgap hoặc cơ sở sản xuất an toàn nhưng hệ thống kiểm soát chất lượng của kênh phân phối vẫn phát hiện có tồn dư hóa chất, kháng sinh, vi khuẩn… trong thực phẩm. Chưa có chế tài đủ mạnh để răn đe các cửa hàng phân phối nông sản không đảm bảo an toàn. Lực lượng cán bộ thanh kiểm tra các cơ sở phân phối hàng nông sản còn mỏng về số lượng và kém trình độ nên nhiều vụ việc vi phạm kinh doanh an toàn thực phẩm chưa được phát hiện.(ii) Do thiếu phân tích lực Kéo cụ thể về nhu cầu, chủng loại, thời điểm, các doanh nghiệp phân phối nông sản còn bị động vì phải phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết, chất lượng của sản phẩm, biến động giá cả của thị trường trong và ngoài nước.(iii) Do các phân tích về thị trường còn yếu, hợp đồng số lượng lớn, ổn định chưa nhiều: Một số doanh nghiệp phân phối sản phẩm nông sản an toàn vào siêu thị còn gặp nhiều khó khăn: thời gian chờ nhập hàng vào siêu thị, chi phí vận chuyển cao do mỗi lần siêu thị nhập hàng vào với số lượng ít, việc chiết khấu cho siêu thị cao (từ 23-25% giá sản phẩm), thời gian thanh toán tiền hàng của siêu thị còn chậm so với thực tế ghi trong hợp đồng khiến các doanh nghiệp này gặp khó khăn do không có kinh phí tái đầu tư.3.2. Kinh nghiệm phát triển hệ thống phân phối nông sản sạch của Thái Lan3.2.1. Hệ thống chính sách phát triển thị trường bền vững tác động thuận lợi tới phân phối nông sản – thực phẩmTheo Ngân hàng thế giới (World Bank) (2016), nông nghiệp chiếm 12% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Thái Lan và sử dụng 32% lao động toàn quốc. Mặc dù khu vực công nghiệp Thái Lan chiếm 40% GDP song khu vực này có mối quan hệ chặt chẽ với khu vực nông nghiệp do ngành công nghiệp chế biến thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong khu vực công nghiệp. Khu vực dịch vụ chiếm 45% GDP, trong đó các dịch vụ vận chuyển và giao nhận thực phẩm giữa các thành phố, bán buôn và bán lẻ thực phẩm chiếm tỷ trọng cao. Năm 2015, ngành bán lẻ Thái Lan đạt 84,31 tỷ USD. Bán lẻ được chia thành khu vực thực phẩm và phi thực phẩm, trong đó bán lẻ thực phẩm chiếm 62% tổng mức bán lẻ.Để mạng lưới phân phối thực phẩm phát triển, Thái Lan đã có các chính sách đồng bộ hỗ trợ các mắt xích quan trọng trong mạng lưới phân phối như: Khuyến khích phát triển các tập đoàn thu mua nông sản và phân phối lớn có quy mô quốc gia; đảm bảo đầu ra cho các hộ nông dân; nâng cao uy tín các đơn vị kinh doanh bán lẻ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong nước và khách du lịch; quản lý, chứng nhận và giám sát chất lượng, tiếp thị thương hiệu thực phẩm. Cụ thể, mạng lưới phân phối thực phẩm của Thái Lan được hỗ trợ bởi các yếu tố sau:(i) Hệ thống chứng nhận chất lượng rõ ràng, được người tiêu dùng tin cậy: Thái Lan là một trong các quốc gia Đông Nam Á đi đầu trong việc tạo ra các chứng nhận chất lượng cụ thể, phù hợp với yêu cầu quốc tế và toàn cầu hóa. Chứng nhận nông sản hữu cơ của Thái Lan tạo ra các sản phẩm có chứng nhận rõ ràng về chất lượng, giúp khẳng định thương hiệu nông sản. Cơ quan cấp chứng nhận hữu cơ nổi bật của Thái Lan là Actorganic-cert (ACT). ACT tuân theo các tiêu chuẩn và quy định của các cơ quan chứng nhận quốc tế như: tiêu chuẩn châu Âu số 1235/2008 (điều 10) có từ năm 2011, Tiêu chuẩn hữu cơ Canada của cơ quan giám sát thực phẩm Canada năm 2009. Hệ thống chứng nhận ACT có tính linh động cao khi có các hồ sơ khác nhau tùy vào sản phẩm xin cấp chứng nhận để bán ở thị trường nào giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.Theo Hiệp hội Thương mại nông sản hữu cơ Thái Lan (2011), nông nghiệp hữu cơ đã sớm được xếp vào chương trình quốc gia trọng yếu nhằm thúc đẩy thực phẩm an toàn và xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan. Từ những năm 1980s, các hộ nông dân, tổ chức phi chính phủ đã thành lập Mạng lưới nông nghiệp thay thế (alternative Agriculture Network – AAN) nhằm củng cố các hoạt động nông nghiệp bền vững của Thái Lan. Trong gần 40 năm, các sản phẩm hữu cơ ngày càng đa dạng và được người tiêu dùng đón nhận bởi chất lượng cũng như sự an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Sự hỗ trợ của chính phủ Thái Lan đối với các tổ chức và hiệp hội chứng nhận chất lượng đã bắt kịp xu hướng tiêu dùng thực phẩm sạch, hạn chế hóa chất của người tiêu dùng Thái Lan và quốc tế.(ii) Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển nông sản và tiêu thụ nông sản: Theo Jennifer Phang (2011), Thái Lan có các cơ quan nghiên cứu về gen và kỹ thuật sản xuất thực phẩm như Viện Thực phẩm quốc gia (The National Food Institute (NFI)), Vụ Dịch vụ kỹ thuật thực hiện các hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt (tiếng Anh là Good Manufacturing Practices, viết tắt là GMP) và Hệ thống phân tích mối nguy hại trong thực phẩm (tiếng Anh là Hazard Analysis and Critical Control Points, viết tắt là HACCP), Cơ quan phát triển nghiên cứu nông nghiệp (ARDA) phối hợp với NFI để phát triển thực phẩm chế biến và nguồn nhân lực cho ngành nông sản – thực phẩm.(iii) Chiến lược của chính phủ Thái Lan về hỗ trợ tiêu thụ nông sản và thực phẩm ổn định: Thái Lan có chiến lược nông sản quốc tế mang tên “Thái Lan – Bếp ăn của Thế giới” cho giai đoạn 2012-2016 nhằm nâng cao chất lượng thực phẩm của Thái Lan bao gồm: nâng cao khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nâng cao kiến thức cho nông dân, tạo ra các ngành công nghiệp chế biến nông sản có giá trị gia tăng cao. Theo Tổ chức y tế Thế giới (2015), đến nay có hơn 85.000 cửa hàng thực phẩm đường phố và 50.000 nhà hàng tham gia dự án Thực phẩm sạch, hương vị ngon, được Bộ Sức khỏe cộng đồng phối hợp Tổng cục Du lịch Thái Lan và Bộ Nội vụ khởi động từ năm 1989. Chiến lược nhằm đảm bảo thực phẩm vệ sinh an toàn phục vụ du lịch và sự chủ động của các cơ quan quản lý thực phẩm địa phương. Trong chiến lược tiếp thị nông sản và thực phẩm của Thái Lan, phối hợp tiếp thị nông sản và du lịch là một nội dung được chú trọng: Tổng cục du lịch Thái Lan sử dụng hình ảnh thực phẩm Thái Lan như một sản phẩm du lịch. Chiến lược của Tổng cục là khiến người Thái Lan và khách du lịch cùng biết đến và yêu thích thực phẩm Thái, đặc biệt các thực phẩm chế biến từ nông sản địa phương. Mục tiêu của Chiến lược không chỉ là tăng thu cho ngành du lịch thông qua khách du lịch thưởng thức thực phẩm Thái mà còn nâng cao giá trị của thực phẩm Thái, gây dựng hình ảnh quốc gia. Chiến lược toàn diện Tổng cục du lịch 2018 đảm bảo lượt khách du lịch cao trong bối cảnh cạnh tranh nhằm tạo nguồn tiêu thụ cho sản phẩm nông nghiệp và phối hợp đảm bảo chất lượng nông sản, thực phẩm để khách du lịch quay trở lại.(iv) Chiến lược duy trì và nâng cao chất lượng chợ truyền thống với các doanh nghiệp siêu nhỏ bán hàng song song với chuỗi siêu thị hiện đại: Mặc dù xu hướng người tiêu dùng mua sắm tại các siêu thị tăng nhanh chóng trong thập kỷ vừa qua, Thái Lan không bỏ mặc các khu chợ truyền thống mà áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng cho cả các khu chợ và biến chợ truyền thống thành các điểm thu hút khách du lịch, giới thiệu về nông sản, thực phẩm địa phương. Việc duy trì các tiểu thương hay các doanh nghiệp siêu nhỏ kinh doanh nông sản, thực phẩm cùng với các hệ thống siêu thị tạo ra trạng thái thị trường cân bằng, ổn định, cạnh tranh lành mạnh hơn. Ngoài ra, các hệ thống siêu thị lớn hầu như là các doanh nghiệp vốn nước ngoài thì các tiểu thương và doanh nghiệp siêu nhỏ tại các chợ truyền thống là doanh nghiệp Thái Lan, việc duy trì song song cả hai hệ thống giúp duy trì được nội lực cân bằng cho các doanh nghiệp thương mại kinh doanh nông sản của Thái Lan.(v) Thương mại điện tử phát triển: Theo báo cáo Kỹ thuật số Đông Nam Á năm 2017 của tổ chức We are Social, Thái Lan có 85% dân số sử dụng internet ít nhất một lần một ngày. Đây là cơ sở để tiếp thị thông tin nông sản, thực phẩm và phân phối bán buôn và bán lẻ cùng phát triển.(vi) Từ khi xây dựng ngành nông nghiệp hiện đại, năng suất cao, Thái Lan chú trọng và ưu tiên phát triển các tập đoàn lớn, có khả năng thu mua trên quy mô vùng hoặc quốc gia và đảm bảo đầu ra ổn định. Theo Diễn đàn lãnh đạo kinh doanh (2018), Kinh nghiệm của tập đoàn Central Group là làm việc chặt chẽ với các hộ nông dân để có kế hoạch thu mua nông sản thường xuyên theo giá thị trường phân phối trong hệ thống Big C. Kế hoạch thu mua giúp các hộ nông dân chú trọng nâng cao chất lượng nông sản hoặc xem xét khả năng mở rộng sản xuất ổn định.3.2.2. Tổng hợp mô hình hệ thống phân phối trong thị trường bền vững từ bài học kinh nghiệm của Thái Lan:Từ kinh nghiệm của Thái Lan trong việc tạo ra hệ thống chất lượng sản xuất, đảm bảo đầu ra, tiếp thị hình ảnh, phối hợp du lịch, chứng nhận chất lượng, có thể thấy được việc phân phối nông sản không đơn thuần là phân phối riêng lẻ. Khâu phân phối này cần đặt trong chiến lược tổng thể để phân phối được thông suốt và bền vững. Kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy một lực “Đẩy” bao quát, đồng bộ trên mọi phương diện chiến lược dài hạn, chính sách phát triển, tận dụng tối đa mỗi lực “Kéo” của thị trường. Nhóm tác giả xây dựng mô hình phân phối nông sản an toàn như sau: Sơ đồ 4: Mô hình phân phối nông sản an toànNguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu tổng hợp mô hình hệ thống phân phối nông sản – thực phẩm của Thái LanPhân tích sơ đồ trên, nhóm tác giả thấy các yếu tố trên có quan hệ phụ thuộc như sau:- Nếu hệ thống chứng chỉ, kiểm định không nghiêm ngặt, không tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì mắt xích tiếp thị sản phẩm không hiệu quả. Ngược lại, nếu chỉ đảm bảo chứng chỉ và chất lượng cho sản phẩm nhưng công tác tiếp thị không tốt thì người tiêu dùng không biết đến và không phân biệt được chất lượng sản phẩm.- Tổ chức đội ngũ tiếp thị sản phẩm rộng rãi giới thiệu những sản phẩm nông sản an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng thay vì những thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường, dần dần xây dựng uy tín thương hiệu của mình trên thị trường hàng nông sản một cách bền vững.- Có chiến lược thu hút khách du lịch và người tiêu dùng, đảm bảo được đầu ra ổn định mới có thể ký hợp đồng dài hạn với các doanh nghiệp bán lẻ.- Hợp đồng đầu ra bền vững mới có thể xây dựng hệ thống thu mua bền vững và ngược lại.- Hệ thống thu mua bền vững, có doanh số ổn định, đảm bảo chất lượng sản phẩm mới đủ điều kiện được cấp chứng chỉ.4. Một số khuyến nghị và giải pháp thúc đẩy phát triển kênh phân phối nông sản an toàn Việt NamTừ các phân tích hiện trạng và kinh nghiệm Thái Lan, nhóm tác giả đưa ra các khuyến nghị sau cho Việt Nam:- Xây dựng cơ quan nghiên cứu thông tin thị trường nông sản – thực phẩm cho doanh nghiệp;- Có chính sách khuyến khích hình thành các đơn vị chứng nhận độc lập phù hợp yêu cầu của thị trường;- Có chiến lược dài hạn xây dựng thị trường tiêu thị nông sản – thực phẩm trong nước bền vững, thu hút các nhóm tiêu dùng sản phẩm nhập khẩu và khách du lịch sang sử dụng nông sản – thực phẩm nội địa được chứng nhận chất lượng cao;- Thúc đẩy chính sách đầu tư hạ tầng, sử dụng đất và hỗ trợ về vốn, chính sách thuế nhằm phát triển các mô hình sản xuất quy mô lớn gắn với thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu công nghệ cao, tạo ra các hợp đồng lớn và dài hạn giúp ổn định các vùng sản xuất chất lượng cao;- Rà soát thường xuyên phối hợp giữa ba Bộ có liên quan, tránh chồng chéo trong quản lý và giám.Tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác quản lý ATTP trên từng địa bàn và phối hợp tốt với các đoàn thể chính trị, xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong công tác tuyên truyền, vận động, giám sát để đảm bảo ATTP. Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, tính răn đe trong công tác thanh, kiểm tra ATTP để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, người sản xuất và kinh doanh chân chính cũng như bảo vệ uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.5. Kết luậnHệ thống phân phối nông sản – thực phẩm sạch là một đề tài quan trọng, nghiên cứu vấn đề thiết thực về thị trường nông sản – thực phẩm hiện nay của Việt Nam, với vị thế một quốc gia đang phát triển, có tiềm lực về nông nghiệp và thị trường rộng lớn đòi hỏi về chất lượng ngày càng cao. Nhóm tác giả dựa trên các phân tích, đánh giá về hiện trạng hệ thống phân phối nông sản an toàn của Việt Nam và bài học kinh nghiệm của Thái Lan, từ đó rút ra được các luận điểm nghiên cứu quan trọng: Một là, hệ thống phân phối nông sản – thực phẩm sạch, an toàn của Việt Nam còn manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu quy mô hộ gia đình và phần lớn các doanh nghiệp nhỏ, thiếu về vốn, kỹ thuật và chiến lược dài hạn. Hai là, hệ thống phân phối nông sản – thực phẩm còn chưa nằm trong một mạng lưới kết nối các đơn vị chứng nhận có tầm quốc tế, người tiêu dùng, người sản xuất, các kênh bán buôn và bán lẻ. Sự thiếu kết nối này tạo ra sự bị động cho nhà sản xuất và các doanh nghiệp phân phối cũng như người tiêu dùng khi sản xuất không dựa trên thông tin thị trường và đầu ra không ổn định.Nhóm tác giả phân tích các bài học kinh nghiệm của Thái Lan do đặc điểm tương đồng về lợi thế phát triển nông nghiệp của hai quốc gia cũng như sự thành công nhất định mà Thái Lan đã đạt được trong việc trở thành thương hiệu Bếp ăn của thế giới. Trong các bài học kinh nghiệm, Việt Nam nên ưu tiên tham khảo các chính sách có khả năng áp dụng hiệu quả nhất. Một là, khuyến khích hình thành các đơn vị chứng nhận độc lập có tầm quốc tế và hỗ trợ kết nối đơn vị chứng nhận với doanh nghiệp phân phối nông sản – thực phẩm để gây dựng niềm tin đối với người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu dài hạn, đem lại giá trị gia tăng cao. Hai là, có chiến lược dài hạn phát triển thị trường ổn định thông qua quảng bá hình ảnh nông nghiệp quốc gia, kết nối nông sản – thực phẩm và du lịch để tạo đầu ra ổn định cho các doanh nghiệp phân phối, nhờ đó có thể ký được hợp đồng dài hạn bền vững về số lượng và chất lượng. Trong tương lai, chủ đề nghiên cứu này có thể phát triển thêm về mô hình kết hợp sản xuất và phân phối nông sản – thực phẩm từ kinh nghiệm quốc tế của các quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật cao về sản xuất và phân phối nông sản – thực phẩm an toàn.